Lịch sử

7 lãnh chúa nổi tiếng của Nhật Bản! Giới thiệu các samurai mạnh nhất thời Chiến quốc đầy biến động

Mục lục
1. Mori Motonari (毛利元就) (1497-1571)
2. Takeda Shingen (武田信玄) (1521-1573)
3. Uesugi Kenshin (上杉謙信) (1530-1578)
4. Oda Nobunaga (織田信長) (1534-1582)
5. Toyotomi Hideyoshi (豊臣秀吉) (1537-1598)
6. Tokugawa Ieyasu (徳川家康) (1543-1616)
7. Date Masamune (伊達政宗) (1567-1636)


Trong các bài viết lần trước, chúng ta đã khám phá đất nước mặt trời mọc theo nhiều khía cạnh khác nhau như ẩm thực, văn hóa, các công trình kiến trúc đặc trưng, nghệ thuật,... Tuy nhiên, để làm nên chiều dài lịch sử của bất kỳ quốc gia nào, chúng ta không thể quên một yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là con người. Nhật Bản vốn nổi tiếng với rất nhiều vị lãnh chúa nổi tiếng, tài giỏi, có tài chinh chiến. Thời kỳ Chiến quốc là giai đoạn mà Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều tỉnh nhỏ, mỗi tỉnh được cai quản bởi một lãnh chúa, được gọi là Daimyo. Tuy đất nước có Thiên Hoàng cai trị, nhưng thực chất quyền hành của Thiên Hoàng không được coi trọng trong giai đoạn này.  Bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 7 vị samurai quyền lực nhất và mạnh nhất trong thời Chiến quốc.



1. Mori Motonari (毛利元就) (1497-1571)

Mori Motonari là lãnh chúa xứ Aki vào cuối thời kỳ Muromachi cho tới thời kỳ Sengoku. Ông được mệnh danh là một trong các danh tướng, một bậc thầy về quân sự vĩ đại trong thời Chiến quốc.


Trong thời kỳ đó, vùng Chugoku nổi ra cuộc chiến khốc liệt giữa hai gia tộc Ouchi và Amako nhằm tranh giành quyền lực. Bằng tài năng và mưu lược của mình, Mori Motonari đã thống lĩnh hai gia tộc và giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Chugoku, từ đó, ông được gọi với cái tên “Lãnh chúa phương Tây”. Từ đó, ông trở thành một trong những lãnh chúa mạnh và đáng sợ đáng sợ nhất thời kỳ Sengoku.



Ông xuất hiện bất ngờ trên chính trường và gần như ngay lập tức giành được sự tín nhiệm cao trong quân đội nhờ vào các chiến thắng đáng chú ý. Cuối cùng quân đội của ông đã kiểm soát 10 trong số 11 tỉnh vùng Chugoku. Rất nhiều chiến thắng huyền thoại của Motonari, với đội quân lớn hơn hẳn về số lượng, khiến các chiến công của ông càng trở nên ấn tượng.


2. Takeda Shingen (武田信玄) (1521-1573)

Takeda Shingen là con trai cả của samurai Takeda Nobutora, ông sinh vào năm 1521 - cũng là giai đoạn diễn ra nhiều cuộc chiến ác liệt và thanh trừng đẫm máu, với mục tiêu thống nhất đất nước của các gia tộc lớn. Cũng chính trong giai đoạn này mà tài năng quân sự và bản lĩnh của ông mới được bộc lộ một cách rõ ràng.


Takeda Shingen nổi tiếng là một vị tướng không chỉ giỏi về quân sự mà còn về vấn đề ngoại giao, chính sách và mưu lược của mình. Chính vì vậy mà ông luôn là một lãnh tướng được các trọng thần dành sự ngưỡng mộ và kính phục. Đội quân sĩ của lãnh chúa này được mệnh danh là đội kỵ binh dũng mãnh và mạnh nhất thời Chiến quốc dưới sự chỉ huy của ông.




Người ta nói rằng, quân đội của ông di chuyển nhanh như gió, trấn giữ lặng lẽ như rừng cây, tấn công mãnh liệt như ngọn lửa, giữ vững như núi không rời, đây có lẽ cũng là phương châm trong cách cầm quân của vị lãnh tướng tài ba này.


Từ khi lên ngôi cai quản, Takeda Shingen không chỉ tập trung cho lĩnh vực quân sự mà còn chú trọng phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân, bằng cách đưa ra các chính sách kinh tế, đúc tiền vàng,...


Takeda Shingen đã trải qua hơn 70 cuộc chiến trong cuộc đời mình, và chỉ có 3 cuộc chiến mà ông không dành được chiến thắng, song về sau 3 đối thủ này cũng đã đầu hàng quy phục. Vì vậy mà người đời gọi ông là “vị tướng bất bại”.


3. Uesugi Kenshin (上杉謙信) (1530-1578)

Uesugi Kenshin là một lãnh chúa mạnh mẽ, người lãnh đạo của gia tộc Nagao trong thời kỳ chiến tranh các gia tộc. Ông được ghi nhận là một vị tướng đặc biệt với tài năng quân sự nổi trội trong các trận chiến trên chiến trường. Mối thù của ông với lãnh chúa Takeda Shingen là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất của thời kỳ Sengoku. Hai bên được đánh giá đều là những đối thủ ngang tài ngang sức, bất phân thắng bại trong suốt hơn 14 năm chiến đấu.




Uesugi Kenshin là một vị tướng dũng mãnh, nhưng cũng là người rất sùng đạo. Ông dành cả ột hội trường lớn trong lâu đài của mình để đọc kinh mỗi ngày. Ông cũng là người có tửu lượng và uống rượu giỏi nhất trong số các lãnh chúa Sengoku. Qua đời sớm ở tuổi 49, tới ngày này, chúng ta vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân cái chết của vị lãnh chúa này là gì. Tuy nhiên, ông vẫn là một tượng đài lãnh chúa được nhiều người kính trọng và hâm mộ về tài năng của mình.


4. Oda Nobunaga (織田信長) (1534-1582)

Oda Nobunaga sinh năm 1534, là con trai thừa tự của lãnh chúa xứ Owari (phía tây tỉnh Aichi ngày nay). Thời niên thiếu Nobunaga hay hành xử khác lạ nên mọi người xung quanh thường lén gọi là kẻ đại ngớ ngẩn. Tuy nhiên, sau khi kế thừa gia nghiệp từ cha vào năm 18 tuổi, chính những ý tưởng mới lạ đó đã giúp ông đánh bại kẻ thù có sức mạnh và số lượng lớn hơn rất nhiều so với quân đội của mình.




Không những vậy, Oda Nobunaga cho thấy mình là người rất giỏi trong chuyện cai quản và chăm lo cho đời sống nhân dân trong vùng. Điển hình, ông áp dụng những chính sách như phân bổ binh lính cho quân sự và phát triển nông nghiệp, nhằm tạo sự công bằng và tránh việc sản xuất độc quyền.


5. Toyotomi Hideyoshi (豊臣秀吉) (1537-1598)

Cùng với Nobunaga Oda và Ieyasu Tokugawa, Toyotomi Hideyoshi là một trong ba anh hùng của thời Chiến quốc. Có lẽ, ông là một trong số ít người có xuất thân từ tầng lớp dân thường và trở thành những lãnh chúa quyền lực nhất. Từ năm 1558, Toyotomi Hideyoshi trở về Owari và đầu quân cho lãnh chúa Nobunaga Oda, lúc này, ông giữ một chức vụ rất nhỏ trong quân đội.


Năm 1560, lãnh chúa mạnh nhất lúc bấy giờ là Imagawa Yoshimoto quyết định đưa 35.000 quân tiến đánh Kinh đô Kyoto. Trên đường đi, đội quân này phải qua Owari của lãnh chúa Nobunaga. Thấy đây chỉ là một vùng đất nhỏ bé, lãnh chúa Nobunaga Oda cũng chỉ là lãnh chúa hạng trung, không thực sự nổi bật nên Imagawa Yoshimoto có ý định xâm chiếm. Với chiến thắng vang dội của đội quân Owari, 3.000 quân chiến đấu với 35.000 quân - tức là lấy 1 đánh 10, danh tiếng của lãnh chúa Nobunaga Oda ngày càng vang dội, trong đó, có sự góp công không nhỏ của Toyotomi Hideyoshi nên ông càng được trọng dụng.




Sau này, lãnh chúa Nobunaga Oda bị em vợ làm phản, trở tay không kịp và phải tự sát để bảo vệ danh dự. Toyotomi Hideyoshi trực tiếp dẫn quân đi trả thù và tiêu diệt được kẻ làm phản, cũng như chính ông là người nổi tiếp sự nghiệp thống nhất Nhật Bản của Nobunaga Oda. Năm 1590, ông hoàn thành việc thống nhất Nhật Bản và đứng đầu các lãnh chúa. Từ một người dân thường thuộc tầng lớp hạ đẳng trong xã hội, Hideyoshi vượt qua những lời gièm pha, từng bước trở thành người nắm thực quyền cao nhất, đứng đầu Nhật Bản. Ngày nay nhiều người Nhật xem ông là thần tượng, lấy ông làm tấm gương cho mình.


6. Tokugawa Ieyasu (徳川家康) (1543-1616)

Tokugawa Ieyasu là con trai trưởng của lãnh chúa Mikawa no Kuni, thuộc tỉnh phía đông Aichi ngày nay. Vùng đất mà cha Ieyasu cai trị phải chịu áp lực từ gia tộc Oda ở phía Tây, gia tộc Imagawa ở phía Bắc và phía Đông. Gia tộc Tokugawa cần phải liên minh mới có thể tồn tại, thế nhưng, chính việc tin vào ai để liên minh lại trở thành nguyên nhân gây tranh cãi giữa cha ông và các chư hầu. Cha ông quyết định liên thủ với Imagawa và gửi ông, khi đó mới 6 tuổi, đến chỗ Imagawa làm con tin.




Ieyasu cuối cùng đã thoát khỏi nhà Imagawa vào năm 1560 khi 19 tuổi. Đó là lúc Imagawa Yoshimoto bị Oda Nobunaga giết chết trong trận Okehazama. Tokugawa Ieyasu sau đó đã thành lập liên minh với Nobunaga, và sau đó nữa là với Toyotomi Hideyoshi để dành chiến thắng trong trận Sekigahara - đánh dấu sự kết thúc cho các cuộc nội chiến và xung đột trên khắp đất nước. Vào năm 1603, Toyotomi Hideyoshi đặt nền móng cho Mạc Phủ trong thời Edo kéo dài 260 năm.


7. Date Masamune (伊達政宗) (1567-1636)

Date Masamune - còn được mệnh danh là anh hùng xứ Tohoku, ông sinh năm 1567,  tại thành Yonezawa, tỉnh Yamagata. Ông là người cai trị cả một vùng Tohoku rộng lớn với trung tâm là thành phố Sendai, đến tận bây giờ người dân Nhật Bản vẫn ca tụng sự nghiệp vĩ đại cùng những chiến công hiển hách của ông.


Thời thơ ấu, do bị mắc bệnh đầu mùa nên Date Masamune bị mất đi một mắt bên phải, nhưng không đầu hàng trước số phận và khiếm khuyết của mình, ông ngày đêm rèn luyện võ thuật và trở thành một trong những vị tướng anh dũng.




Sau khi Toyotomi Hideyoshi thành lập ra chính quyền Edo Mạc Phủ, Date Masamune được chỉ định làm lãnh chúa phong kiến Sendai đầu tiên. Ông dùng tất cả tài năng và sức lực để xây dựng và cai quản vì sự phát triển và thịnh vượng, hòa bình của Sendai. Năm 1936, ông qua đời vì bệnh và được người đời gọi với cái tên “Độc Nhãn Long” - là nguồn cảm hứng cho nhiều câu chuyện và hình ảnh của nhân vật hiện đại thuộc nhiều tác phẩm nổi tiếng.


Bài viết liên quan