Bunraku - Nghệ thuật múa rối độc đáo của Nhật Bản
Mục lục
1. Tìm hiểu về Bunraku
2. Nguồn gốc của Bunraku
3. Hình dạng của những con rối
4. Một vở kịch Bunraku gồm những gì
5. Một số vở kịch Bunraku nổi tiếng
6. Xem Bunraku ở đâu?
7. Xem Bunraku Online ở đâu?
Chắc hẳn du khách khi đến với Nhật Bản sẽ không còn xa lạ với nghệ thuật kịch rối nổi tiếng ở nơi đây. Trong đó, Bunraku là một hình thức nghệ thuật lâu đời được tầng lớp thị dân phát triển vào thời kì Edo (1603-1867) và trở thành " kịch rối chuyên nghiệp" cho tới ngày nay. Bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về Bunraku - một nghệ thuật múa rối độc đáo của Nhật Bản nhé.
1. Tìm hiểu về Bunraku
Bunraku còn được gọi là ningyo joruri có nghĩa là " kịch trữ tình" đã làm say đắm lòng khán giả Nhật trong nhiều thế kỉ qua. Các vở kịch Bunraku được tạo nên thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh. Những con rối bằng gỗ bằng ⅔ người thật được xây dựng công phu và là yếu tố tạo nên hình ảnh sống động nổi bật đồng thời cố định hành động của mỗi màn trình diễn. Các nghệ sĩ múa rối đều phải mặc quần áo màu đen, chỉ người điều khiển chính được hở mặt còn các trợ lý phải chụp kín đầu để khán giả khó nhìn thấy mà sẽ tập trung chú ý vào các con búp bê giống người thật. Để thực sự thu hút được người xem, mỗi chú rối đều khoác lên mình những chiếc áo choàng rực rỡ và hầu hết là có các bộ phận chuyển động phức tạp nhằm truyền tải được nhiều cảm xúc.
Tiếng nói của các nhân vật do một người kể chuyện gọi là tayu phụ trách còn âm nhạc được chơi bằng loại đàn ba dây gọi là shamisen. Điều đặc biệt là mỗi con rối trong vai các nhân vật chính đều được điều khiển bởi 3 người.
Rối Bunraku không phải được trình diễn bằng dây mà người điều khiển chính dùng tay để điều khiển và đỡ con rối. Người trợ lý thứ nhất thì phụ trách điều khiển tay trái con rối và người trợ lý thứ hai điều khiển hai chân của con rối.
Bunraku gây thương nhớ cho khán giả bởi những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng, tình yêu bi thương. Tất cả những câu chuyện đó đều dựa trên lịch sử và truyền thuyết của Nhật Bản.Mặc dù các vở kịch mô tả về thời gian và truyền thống lâu đời nhưng chúng lại tập trung vào cảm xúc của con người. Chính vì thế mà các vở kịch vẫn giữ được sức hút của nó đến tận ngày nay và ở mọi độ tuổi.
Tự hào hơn cả khi Bunraku đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể và là Tài sản văn hóa Phi vật thể quan trọng của Nhật bản vì tác động to lớn đối với nền văn hóa của Quốc gia.
2. Nguồn gốc của Bunraku
Nhà hát Bunraku đầu tiên bắt nguồn ở Osaka vào khoảng thế kỉ 17. Một thành phố buôn bán sầm uất từ các cảng lớn, để phục vụ cho các du khách qua lại, Osaka đã phát triển mình thành trung tâm giải trí sôi động trên kênh đào Dotonbori. Nhiều loại hình nghệ thuật ngày càng nở rộ trên kênh đào này trong đó có Bunraku.
Ban đầu những con rối Bunraku được làm bằng bột giấy và dành cho dân thường nhưng nó đã phát triển thành một môn nghệ thuật và tinh tế hơn theo thời gian. Bunraku trở nên nổi tiếng khi một nhà viết ktên là Chikamatsu Monzaemon ( 1653-1724) bắt đầu hợp tác với nhà biên kịch lừng danh Takemoto Gidayu(1651-1714). Takemoto đã tạo ra nhà hát múa rối vào năm 1684 để trình chiếu những vở kịch làm say đắm lòng người. Trong các vở kịch đó hầu hết là do Monzaemon viết. Các kịch bản thành công đến nỗi ông thường được gọi là Shakespeare của Nhật Bản.
Bunraku ban đầu là thuật ngữ dùng để chỉ một nhà hát với tên gọi chính xác là Bunrakuza, được thành lập vào năm 1805 bởi Bunrakuza. Chính nhà hát này đã làm sống lại loại hình nghệ thuật vốn đã suy tàn ở Osaka và dần trở nên nổi tiếng, được ưa thích trong cả nước.
3. Hình dạng của những con rối
Tất cả những con rối Bunraku đều được làm bằng gỗ và cao từ một đến bốn feet tức bằng ⅔ người thật. Những con rối không thực sự có cơ thể đầy đủ, chỉ có đầu, tay, chân,bàn chân và đều được làm thủ công. Chúng được kết nối bằng dây và phân thân sẽ mặc kimono- trang phục truyền thống của Nhật Bản. Con rối nam thì có chân và bàn chân còn con rối nữ thì không có vì theo trang phục truyền thống đều che hoàn toàn nửa dưới của chúng. Điều đặc biệt là quần áo của của các con rối đều do các nghệ sĩ múa rối tự làm.
Đầu và tay được làm thủ công từ các chuyên gia bởi đây là những bộ phận phức tạp có yếu tố quan trong quyết định đến chất lượng của vở kịch. Mỗi bộ phận trên phần đầu của con rối đều có thể di chuyển để dễ dàng biểu cảm như chớp mắt, mở đóng miệng, lông mày lên xuống. Thậm chí đầu của con rối còn được thiết kế để biến đổi hoàn toàn từ con người thành con quỷ. Điều đáng chú ý là kích của của đầu phụ thuộc vào vị trí nhân vật. Anh hùng và những nhân vật chính sẽ có cái đầ lớn hơn dân thường và nhân vật phụ.
4. Một vở kịch Bunraku gồm những gì
Ba yếu tố chính để tạo ra một vở kịch hoàn hảo đó là: ningyotsukai ( con rối), tayu ( người kể chuyện) và cuối cùng là người chơi shamisen. Các nghệ sĩ múa rối biểu diễn trên sân khấu chính gọi là hombutai trong khi tayu và nhạc công ngồi trên vách ngăn lệch sang một bên gọi là yuka
Một con rối cần ba người múa rối điều khiển để thay cho các sợi dây và các thanh kéo dài từ mặt sau của những con rối thông thường khác, những nghệ sĩ múa rối đều mặc đồ đen và phải trùm kín đầu để tránh gây chú ý và tạo sự thu hút. Người múa rối chính gọi là omozukai,đảm nhận vai trò điều khiển tay phải và đầu của con rối. Người múa rối bên trái được gọi là hidarizukai, điều khiển tay trái của con rối. Và nghệ sĩ múa rối thứ ba - ashizukai điều khiển toàn bộ nửa dưới của con rối. Những người học nghề sẽ học bắt đầu từ vị trí của ashizukai rồi dần dần lên đến omozukai. Quá trình đào tạo có thể kéo dài lên đến 30 năm.
Tayu và nhạc sĩ shamisen cùng nhau tạo nên cảm xúc cho buổi biểu diễn. Thông thường người kể chuyện sẽ đảm nhiệm tất cả lời thoại của các con rối với một vài vở kịch khác sẽ có nhiều người kể chuyện. Tayu có kĩ năng sử dụng nhuần nhuyễn các âm vực để thể hiện một cách chân thực từng biểu cảm trong lời thoại của mỗi con rối. Những tayu đọc lời thoại trong một kịch bản được viết bằng tiếng Nhật truyền thông và được lồng ghép bằng phụ đề tiếng Nhật hiện đại giúp khán giả có thể hiểu được câu chuyện. Người chơi shamisen ngồi bên cạnh tayu giúp họ có thể hòa hợp với nhau và tạo ra joruri. Các joyuri ăn khớp với từng chuyển động và biểu cảm của các con rối làm tăng tính gợi cảm và chân thực của vở kịch.
5. Một số vở kịch Bunraku nổi tiếng
Kanadehon Chushingura là một trong ba vở kịch nổi tiếng nhất được dàn dựng lần đầu vào năm 1748 tại nhà hát Takemotoza ở Osaka. Kanadehon Chushingura tạm dịch là Kho tàng của những người giữ lòng trung thành và là một trong những tác phẩm lâu đời nhất của nhà hát bunrakuza
Tác phẩm gồm 11 vở, ban đầu được viết bởi Chikamatsu Monzaemon nhưng không thể bắt chước các sự kiện mà nó dựa trên nên vài thập kỉ sau đó đã được Takeda Izumo II chuyển thể lại thành một câu chuyện lịch sử về lòng trung thành và sự trả thù. Vở kịch đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh và khen ngợi từ khán giả.
Câu chuyện kể về 47 ronin nổi tiếng và cuộc thập tự chinh của họ để trả thù cho cái chết của người chủ cũ - En'ya Hangan. Sau cái chết của Hangan dưới bàn tay phản bội của chúa tể Morano, các ronin bắt đầu cuộc truy lùng khát máu kẻ đứng đầu của tên hung thủ. Điều này đã dẫn đến một cuộc bao vây tại dinh thự của Morano và hành động seppuku ( tự sát) không thể tránh khỏi của ronin. Kanadehon Chushingura là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của văn học Nhật Bản được dịch sang tiếng Anh.
"Sonezaki Shinju" là một vở kịch Bunraku tự sát vì tình được viết bởi Chikamatsu Monzaemon. Trong khi không phải tác phẩm đầu tay của ông hay tác phẩm nổi tiếng nhất của ông mà có lẽ nó là vở nổi tiếng nhất trong các "vở kịch nội địa". Nó được công diễn lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 6 năm 1703 và được diễn lại vào năm 1717, với những cảnh bổ sung được thêm bởi Chikamatsu, chẳng hạn như hình phạt của nhân vật phản diện, nhưng phiên bản thường được dịch và biểu diễn là phiên bản 1703. Câu chuyện dựa trên một vụ tự tử có thật xảy ra chỉ một tháng trước khi Monzaemon tái hiện lại câu chuyện. Không giống như câu chuyện tình lãng mạn nổi tiếng của Shakespeare, các cặp nhân vật đều đến từ tầng lớp thấp kém của xã hội. Hai nhân vật chính của vở kịch gồm nhân viên bán hàng mồ côi tên Tokubei trong một cửa hàng bán đậu nành) và nàng kĩ nữ mà anh đem lòng yêu mến, Ohatsu. Bị một người bạn lừa dối và gán mác tên trộm, Tokubei với Ohatsu đã quyết định sẽ cùng nhau tự tử để kết thúc cuộc đời đầy bi thảm của mình
"Sonezaki Shinju" ảnh hưởng đến mức nó đồng thời vừa giải cứu nhà hát Takemotoza khỏi nguy cơ bị phá sản vừa truyền cảm hứng cho một loạt các tác phẩm văn học lãng mạn nhưng lại vô tình tác động đến các cặp đôi đang gặp vấn đề hay bị ngăn cấm khiến chính phủ sau này phải cấm các vở kịch tình yêu - tự tử.
Kokusenya kassen (1715) hay còn được biết đến với cái tên The Battles of Coxinga và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Chikamatsu. Là một bộ phim kinh dị lịch sử dựa trên các sự kiện trong cuộc đời của nhà thám hiểm người Nhật gốc Hoa, người cố gắng khôi phục triều đại nhà Minh ở Trung Quốc. Vở kịch này khác với các vở kịch khác ở chỗ nó đề cập đến các đối tượng nước ngoài nhằm nói lên mốc sự kiện trong suốt hơn 250 năm Nhật Bản bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Chính vì điều đó đã nhằm giải thích lý do thành công của tác phẩm.
6. Xem Bunraku ở đâu?
Tuy trải qua khoảng thời gian gián đoạn ở thế chiến Thứ hai nhưng sau khi xung đột kết thúc các vở kịch Bunraku lại tiếp tục được phát triển trở lại. Vào cuối thế kỷ 20, hai nhà hát bunraku chính của Nhật Bản đã mở cửa ở Osaka và Tokyo, dẫn đầu cho sự phục hưng vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Một số địa điểm xem Bunraku dành cho du khách đến Nhật Bản và tò mò muốn tìm hiểu thêm về truyền thống cũng như phong tục tập quán nơi đây.
Osaka
Bunraku tiếp tục phát triển mạnh tại Osaka nơi mà loại hình nghệ thuật này được sinh ra. Du khách có thể đến với Nhà hát Quốc gia Bunraku được mở cửa từ năm 1984 và là trụ sở chính của nó. Nhà hát nằm trong khu phố Nipponbashi của thành phố, tiếp giáp với trung tâm thành phố Dotonbori. Đối với các du khách nước ngoài sẽ không cần phải lo lắng rằng liệu mình có thể hiểu được toàn bộ nội dung của vở kịch không bởi tất cả các vở diễn tại đây đều có hỗ trợ tai nghe Tiếng Anh.
Thông tin thêm:
Địa chỉ: 1-12-10, Nipponbashi, Chuo-ku, Osaka
Giờ mở cửa: trong các buổi biểu diễn. Du khách có thể xem lịch chiếu tại trang web chính thức của nhà hát.
Tokyo
Nhà hát Quốc gia tại thủ đô ở Nhật Bản được mở cửa vào năm 1966.Các vở kịch Bunraku được biểu diễn trên sân khấu nhỏ của nhà hát và đều có hỗ trợ tai nghe bằng tiếng anh.
Thông tin thêm
Địa chỉ: 4-1, Hayabusa-cho, Chiyoda-ku, Tokyo
Trang web: ntj.jac.go.jp
Giờ: Mở cửa trong các buổi biểu diễn. Du khách có thể xem lịch chiếu tại trang web chính thức của nhà hát.
Awaji
Nhà hát Múa rối Awaji cũng là địa điểm để du khách có thể xem Bunraku. Điều đặc biệt là các vở kịch được biểu diễn tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Tư giúp du khách có thể thoải mái chọn cho mình giờ xem thích hợp với lịch trình của bản thân.
Thông tin thêm:
Địa chỉ: Ko-1528-1 Fukura, Minamiawaji, Hyogo
Trang web: awajiningyoza.com
Giờ: Mở cửa trong các buổi biểu diễn Du khách có thể xem lịch chiếu tại trang web chính thức của nhà hát.
7. Xem Bunraku Online ở đâu?
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tụ tập đông người để xem các buổi biểu diễn hay đi du lịch thăm thú các địa điểm nổi tiếng tại Nhật Bản là điều vô cùng khó khăn. Không những thế nhiều nghệ sĩ biểu diễn và các nhà hát cũng đang đối mặt với nguồn ngân sách cạn kiệt phải đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu. Vì vậy nhằm giúp đỡ các nghệ sĩ và không làm cản trở sự tò mò của các du khách, các nhà hát đã chuyển hướng sang các buổi biểu diễn trực tuyến, bao gồm cả buổi biểu diễn kỷ niệm 35 năm Kanadehon Chushingura của Nhà hát Quốc gia Bunraku. Sau đây là một số website mà du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng các buổi biểu diễn ngay tại chính ngôi nhà của mình
Trang web chính của nhà hát tại Tokyo: National Theater Online
Trên kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/MellowInJapan/search
Bunraku là một trong những khía cạnh quan trọng và độc đáo nhất của nghệ thuật Nhật Bản bởi nó truyền tải được truyền thống và lịch sử nơi đây . Xem một buổi biểu diễn là một cách quý giá để trải nghiệm lịch sử đầy hấp dẫn của đất nước mặt trời mọc thể hiện nét đặc sắc riêng biệt và nghệ thuật trình diễn cùng những hình ảnh tuyệt đẹp. Đừng quên đến xem chương trình biểu diễn khi bạn có cơ hội ghé thăm Nhật Bản!
Bài viết liên quan
Bài viết gần đây
-
Du lịch Obihiro với những trò chơi hấp dẫn
-
Bunraku - Nghệ thuật múa rối độc đáo của Nhật Bản
-
Tận hưởng không khí bốn mùa tại Hasedera - một ngôi chùa đầy hoa ở Nara
-
7 địa điểm tận hưởng bốn mùa ở yoshino
-
Huis Ten Bosch - Vương quốc ánh sáng lớn nhất thế giới ở Nagasaki
-
Những bãi biển xinh đẹp nhất Nhật Bản không thể bỏ lỡ