Chuẩn bị, ứng phó và cứu nạn khi thảm họa xảy ra tại Nhật Bản
Mục lục
1, Những điều cần biết trước khi có trường hợp khẩn cấp
2, Hệ thống 171 là gì
3, Khu vực sơ tán
4, Phải làm gì trước khi xảy ra động đất?
5, Tiêu chuẩn xây dựng
6, Gia cố cho ngôi nhà của bạn
7, Bộ sơ tán 3 ngày
8, Phải làm gì khi xảy ra động đất?
9, Phải làm gì sau động đất
Nhật Bản là một đất nước thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần. Nhưng trong vài năm trở lại đây, số người thương vong khi thảm họa xảy ra ở đất nước này thấp hơn so với những thảm họa tương tự trên thế giới. Điều này có được chính bởi vì Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống ứng phó giúp hạn chế tối đa số người thương vong mỗi khi có thảm họa xảy ra. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn đang sinh sống hoặc có dự định đến thăm đất nước xinh đẹp này.
1, Những điều cần biết trước khi có trường hợp khẩn cấp
Số điện thoại khẩn cấp
Quay số 119: Cứu hỏa hoặc cứu thương
Quay số 110: Cảnh sát
Quay số 118: Hàng hải (bảo vệ bờ biển,...)
Các số điện thoại khẩn cấp trên của Nhật Bản đều được hỗ trợ miễn phí và có thể kết nối bằng bất kỳ điện thoại nào nhưng khi quay số bằng điện thoại cố định thì vị trí của bạn sẽ được xác định tự động. Ở Tokyo, khi bạn liên lạc vào số điện thoại khẩn cấp sẽ có các nhân viên tổng đài thành thạo tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác sẵn sàng hỗ trợ bạn; còn nếu trong trường hợp ở ngoài Tokyo thì không, trừ khi bạn nói bằng một số câu tiếng Anh cực kỳ đơn giản. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên biết một vài từ vựng căn bản như:
Lửa 火事です。 “Kaji desu”
Tai nạn xe hơi 自動車事故です。 “Jidousha jiko desu”
Xe cứu thương 救急です。 “Kyuukyuu desu”
Cảnh sát 警察です。 “Keisatsu desu”
Dưới đây là một số mẫu câu khi bạn muốn nhờ một người hàng xóm/người qua đường để gọi sự trợ giúp
Làm ơn gọi giúp tôi xe cứu thương.
救急車を呼んで下さい 。
“Kyuukyuusha o yonde kudasai.”
Làm ơn gọi giúp tôi cứu hỏa.
消防車を呼んで下さい。
“Shoubousha o yonde kudasai.”
Làm ơn gọi cảnh sát giúp tôi.
警察を呼んで下さい。
“Keisatsu o yonde kudasai.”
Mô tả tình trạng của bạn
Khi nhận được hỗ trợ của số điện thoại khẩn cấp qua điện thoại, việc bạn cần làm là hãy nói một cách đơn giản và rõ ràng bằng tiếng Nhật nếu có thể và một số thông tin như:
Điều mà bạn cần? (Cảnh sát/Cứu hỏa/Cứu thương)
Chuyện gì đã xảy ra? (Cháy/Tai nạn/Bệnh tật/Chấn thương/…)
Địa điểm?
Thông tin của bạn? (Tên/Số điện thoại)
Dưới đây là một đoạn hội thoại mẫu đến số điện thoại khẩn cấp 119. Nó có thể không chính xác hoàn toàn hoặc không đầy đủ nhưng có thể cung cấp được cho bạn một vài thông tin tham khảo khi cần thiết.
Cho địa chỉ của bạn
Nhân viên trực tổng đài cũng cần biết thông tin địa chỉ của bạn để gửi sự trợ giúp. Như các bạn cũng đã biết ở trên thì địa chỉ của bạn sẽ được tự động cung cấp cho họ nếu bạn sử dụng điện thoại cố định để liên lạc và điều này không được áp dụng với thiết bị điện thoại di động. Chính vì vậy, bạn nên biết địa chỉ của mình. Ví dụ như:
410-0007
Nagoya Naka-ku Marunouchi 2-18-6
7F Nakato Marunouchi Bldg.
PDF Cheat Sheet để in
Để thuận tiện hơn cho việc này, Relo Japan - một phần khác của tập đoàn H&R đã cung cấp những mẫu này cho khách hàng thông qua trang web đăng nhập của họ trên https://relojapan.com/. Bạn nên in và đặt nó cùng với bộ dụng cụ khẩn cấp hoặc ngay bên cạnh điện thoại của gia đình bạn để tham khảo khi cần thiết.
# Mẫu in
Để đối phó với những khó khăn khi liên lạc trong trường hợp xảy ra động đất hoặc các thảm họa khác, chính quyền đã tạo ra một ngân hàng tin nhắn nơi bạn có thể để lại tin nhắn hoặc truy cập những tin nhắn được để lại cho bạn để giúp xác nhận vị trí cũng như về sự an toàn của những người cũng nằm trong vùng bị ảnh hưởng.
Thường mỗi khi xảy ra thảm họa, đường dây điện thoại cũng sẽ bị nghẽn mạng và việc thực hiện cuộc gọi sẽ trở nên khó khăn hơn, NTT đã tạo nên Dịch vụ Tin nhắn Điện thoại khi Thảm họa 171 từ điện thoại công cộng NTT trong những trường hợp như vậy. Hệ thống cảm ứng này chỉ hỗ trợ cung cấp hướng dẫn bằng tiếng Nhật về cách sử dụng. Cuối phần này cũng có một mẫu cheat, bạn nên in ra và giữ nó gần điện thoại của gia đình bạn để tham khảo trong một vài trường hợp.
Cách sử dụng Hệ thống Tin nhắn Thiên tai khi Khẩn cấp
Để lại tin nhắn: 171+1+(052)XXX-XXXX
1, Quay số 171
2, Bấm 1, sau đó bấm nút thăng (1#)
3, Quay số điện thoại riêng của bạn hoặc một số điện thoại nào đó mà bạn muốn để lại một tin nhắn đầy đủ (KHÔNG PHẢI điện thoại di động hoặc điện thoại IP)
4, Bấm 1, sau đó bấm nút thăng (1#)
5, Để lại tin nhắn sau tiếng “Bíp”
6, Bấm 9, sau đó bấm nút thăng (9#) để nghe lại đoạn tin nhắn đã được ghi lại của bạn
7, Bấm 8, sau đó bấm nút thăng (8#) để ghi lại
8, Gác máy
Nghe tin nhắn (tối đa 10) : 171+1+(052)XXX-XXXX
1, Quay số 171
2, Bấm 2, sau đó bấm nút thăng (2#)
3, Bấm 2, sau đó quay số điện thoại riêng của bạn bắt đầu bằng mã vùng để nghe những tin nhắn được để lại cho bạn
-HOẶC-
1, Bấm 2, sau đó quay số bắt đầu bằng mã vùng của người mà bạn đang cố gắng liên hệ
2, Bấm 1, sau đó bấm nút thăng (1#) để nghe tin nhắn
3, Bấm 8, sau đó bấm nút thăng (8#) để lặp lại
4, Bấm 9, sau đó bấm nút thăng (9#) để nghe tin nhắn tiếp theo
5, Bấm 3, sau đó bấm nút thăng (3#) để ghi thêm tin nhắn
6, Gác máy
* LƯU Ý
Thời gian ghi một tin nhắn tối đa là 30 giây
Có thể sử dụng được điện thoại cố định hoặc điện thoại công cộng (NTT) và KHÔNG THỂ sử dụng được bằng điện thoại di động hoặc điện thoại IP phone
Chỉ có thể truy cập trong nước
Dưới đây là 2 website NTT cho bạn tham khảo thêm thông tin:
http://www.ntt-east.co.jp/en/saigai/voice171/index.html
https://www.ntt-west.co.jp/dengon/web171/english/
PDF Cheat Sheet để in
Để thuận tiện hơn cho việc này, Relo Japan - một phần khác của tập đoàn H&R đã cung cấp những mẫu này cho khách hàng thông qua trang web đăng nhập của họ trên https://relojapan.com/. Bạn nên in và đặt nó cùng với bộ dụng cụ khẩn cấp hoặc ngay bên cạnh điện thoại của gia đình bạn để tham khảo khi cần thiết.
# Mẫu in
Trong trường hợp xảy ra thảm họa nghiêm trọng, bạn có thể sẽ nhận được lệnh sơ tán đến một tụ điểm được chỉ định cùng với những người khác. Từ những tụ điểm như vậy, bạn có thể được yêu cầu quay trở về nhà khi đã an toàn; nhưng khi mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng cao những tụ điểm này sẽ trở thành nơi trú ẩn hoặc sẽ được di chuyển đến một địa điểm lớn hơn và ở lại lâu hơn.
Khu vực sơ tán thường sẽ là những công viên lớn, công trình công cộng hoặc khu vực mở. Phổ biến nhất là trường học, gần như luôn được xây dựng trên nền đất cao, an toàn để phục vụ cho mục đích này. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và nguy hiểm, Nhật Bản có tiêu chuẩn riêng cho việc sơ tán như sau:
1, Địa điểm sơ tán tạm thời
Trong tình huống khẩn cấp này, bạn nên lánh nạn ở một nơi rộng rãi gần nhất và đánh giá tình hình. Các địa điểm sơ tán tạm thời thường được chỉ định bởi hiệp hội cư dân địa phương.
2, Khu vực sơ tán mở
Nếu địa điểm sơ tán tại địa phương của bạn không đủ an toàn hoặc đơn giản là khó tiếp cận được, thì tùy vào quy mô địa phương của bạn mà bạn sẽ được thành phố/phường/thị trấn/văn phòng làng chỉ định đến một khu vực sơ tán mở.
3, Nơi trú ẩn
Nơi trú ẩn là nơi mà những người sơ tán có thể sống tạm thời ở đó khi không thể sống được ở trong nhà nữa. Những nơi trú ẩn thường được chỉ định là các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Khu vực an toàn gần nhất của bạn sẽ được xác định bởi hiệp hội cư dân địa phương hoặc chính phủ. Bạn nên tìm kiếm thông tin từ họ để chắc chắn rằng bạn có nắm rõ được mình phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp.
4, Một số khu vực sơ tán bổ sung
Ở Nagoya http://www.city.nagoya.jp/en/category/199-5-0-0-0-0-0-0-0-0.html
Ở Osaka https://www.city.osaka.lg.jp/contents/wdu020/kikikanrishitsu/english/map.html
Ở Kobe http://www.city.kobe.lg.jp/safety/prevention/evacuation/
4, Phải làm gì trước khi xảy ra động đất?
Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn được cho là mạnh nhất thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc động đất là một hiện tượng tương đối phổ biến ở đất nước này. Tại một số vùng, những cơn chấn động nhỏ xảy ra gần như hàng ngày. Bên cạnh đó cũng đã có một vài trận động đất nghiêm trọng và đáng chú ý, gần đây nhất là trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011 (https://en.wikipedia.org/wiki/2011_T%C5%8Dhoku_earthquake_and_tsunami) đã cướp đi sinh mạng của 15891 người. Mặc dù thiệt hại rất lớn, nhưng cũng cần lưu ý rằng thiệt hại và cái chết đáng tiếc sau những trận động đất lớn nhất trong lịch sử loài người thường không đáng kể, chủ yếu là hậu quả của những cơn sóng thần để lại.
Kể từ sau năm 1981, các quy tắc về việc xây dựng và xây dựng nhà cửa đã được ban hành và dần dần cải thiện. Và sau sự tàn phá kinh khủng của trận động đất Hashin (https://en.wikipedia.org/wiki/Great_Hanshin_earthquake) lên khu vực Kobe làm 6434 người thiệt mạng đã khiến kinh nghiệm và quá trình xây dựng các công trình đã được cải thiện đáng kể.
Và điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị sẵn mọi thứ cho điều tồi tệ nhất trước khi thảm họa tự nhiên xảy ra. Hãy đảm bảo bạn và gia đình vẫn dự trữ đủ đồ ăn và tiếp cận được với nguồn nước sạch trong một vài ngày trước khi mọi thứ xung quanh được phục hồi.
Tiêu chí đầu tiên cần thiết mà bạn cần phải làm là chọn một ngôi nhà phù hợp với những tiêu chuẩn xây dựng gần nhất với thời điểm đó. Các tiêu chuẩn xây dựng của Nhật Bản được thay đổi vào các năm là 1981, 2000, 2006 và những thay đổi lớn đáng chú ý nhất là ở năm 1981. Những tòa nhà đủ tiêu chuẩn sẽ được gọi là “Tòa nhà Shin-taishin”.
Tòa nhà Kyu-taishin - Kết cấu không đạt tiêu chuẩn
Kể từ năm 1981 thì những tòa nhà này đã không còn được phép xây dựng, nhưng những ngôi nhà cũ có sẵn vẫn được cho thuê. Bạn vẫn có thể tìm thấy những căn nhà kyu-taishin trên khắp đất nước Nhật Bản. Các trung tâm bất động sản sẽ luôn cảnh báo bạn rằng những căn nhà đó không đáp ứng đủ tiêu chuẩn và mặc dù chúng tôi cũng không hề hoan nghênh điều này nhưng bạn vẫn có thể chọn việc sẵn sàng hy sinh sự an toàn của mình để sống trong một căn hộ như vậy với giá rẻ.
Tòa nhà Taishin - Kết cấu cơ bản
Tính đến năm 1981, tòa nhà kiểu này thuộc mức độ chống động đất thấp nhất cho phép trong xây dựng. Ở kết cấu của nó thì các dầm, cột và tường đều được làm dày hơn. Chính vì vậy, một tòa nhà taishin không có khả năng bị những thiệt hại nghiêm trọng hay sụp đổ trong những trận động đất. Tuy nhiên trong trường hợp như vậy thì bạn vẫn không nên ở trong đó vì sự rung chuyển của tòa nhà sẽ rất khó chịu và nguy hiểm.
Tòa nhà Seishin
Có một lõi hình trụ được làm bằng bê tông cốt thép ở trung tâm được cách ly với cấu trúc khung thép để làm cân bằng trọng lượng. Với cấu trúc như vậy đã làm giảm đi đáng kể các thiệt hại nghiêm trọng và đây thường là những tòa nhà cao tầng. Một căn trong loại tòa nhà này thường đắt hơn nhưng đổi lại bạn sẽ được an toàn và được bảo vệ tốt hơn.
Tòa nhà Menshin
Đây là một sự lựa chọn đắt nhất và ít phổ biến nhất nhưng lại an toàn và thoải mái nhất khi xảy ra động đất. Loại công trình này chỉ được sử dụng cho các tòa nhà chọc trời và các căn hộ cao tầng. Bạn ở trong những tòa nhà như này khi những trận động đất xảy ra sẽ cảm thấy ít bị chói tai và sự rung lắc cũng nhẹ nhàng hơn nhưng thường sẽ để lại cảm giác như say sóng.
6, Gia cố cho ngôi nhà của bạn
Động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nơi bạn đang ở trong thời gian xảy ra động đất cũng rất đáng chú ý. Hầu hết các trường hợp tử vong hay thương tích liên quan đến động đất là do tường bị sập, bay kính và rơi đồ vật như TV, đèn, tủ sách,... Tất nhiên bạn có thể đảm bảo các vật dụng đúng cách để làm giảm chi phí thay thế, sửa chữa vật phẩm cũng như làm giảm đáng kể khả năng bị thương.
Hiện nay đã có những mặt hàng đặc biệt giúp làm kiên cố và bảo vệ đồ nội thất được bán tại “Trung tâm gia đình” (Hardware Stores), và được gọi là Jishin Taisaku (Jishin 地震 nghĩa là “động đất”, Taisaku 対策 nghĩa là “kế hoạch” hoặc “biện pháp đối phó”). Dưới đây là một số ví dụ về các sản phẩm bạn nên mua để đảm bảo cho ngôi nhà của bạn trước những cơn địa chấn.
1, Tấm phim bảo vệ thủy tinh (Garasu Hisan Boshi Firumu)
Các bề mặt kính nên được gia cố lại theo một cách nào đó, nhất là kính trong suốt thì nên có một lớp màng bảo vệ để giảm khả năng bị vỡ khi động đất và những mảnh kính sắc sẽ rơi lung tung.
2, Chốt cửa tủ (Tobira Kaihei Boshi Kigu)
Những chiếc tủ và tủ chứa bát đĩa có sử dụng cửa khép thì giải pháp dễ dàng nhất là sử dụng khóa trẻ em hoặc chốt cửa tủ để cánh cửa không bị mở ra dễ dàng trong trận động đất.
3, Chân đế nội thất (Kagu Tento Boshi Bo)
Vật dụng này được dùng để gắn vào những món đồ nội thất và được điều chỉnh để . Khác với những thanh kim loại chữ L bắt buộc phải khoan vào tường, những chiếc chân đế này có thể di chuyển. Khi được đặt đúng cách, những chiếc chân đế này sẽ đảm bảo đồ đạc của bạn không bị lật đổ khi động đất. Đồ nội thất cũng được khuyên rằng nên được kiểm tra mỗi 6 tháng một lần để tránh trường hợp bị lỏng đi theo thời gian.
Một lưu ý nho nhỏ rằng nếu bạn đang sống trong một căn hộ cho thuê thì bạn nên tham khảo ý kiến của chủ nhà trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào liên quan đến việc thay đổi nội thất của căn nhà vì nếu làm như vậy khi không được phép sẽ dẫn đến việc bạn phải đền bù cho để sửa chữa các thiệt hại.
Nơi mua đồ chống động đất
Loft (Cửa hàng bách hóa)
Loft là một chuỗi cửa hàng ở Nhật Bản có bày bán các sản phẩm hàng ngày với 53 cửa hàng trên khắp Nhật Bản, bao gồm Shibuya, Ikebukuro, Osaka/Umeda và Shinsaibashi. Bạn sẽ mất một vài giờ đồng hồ trong này vì đây là một nơi tuyệt vời cho bạn thỏa sức lựa chọn đủ loại mặt hàng và tìm những sản phẩm để bảo vệ cho ngôi nhà của mình.
Website: https://www.loft.co.jp/ (tiếng Nhật)
Tokyu Hands (Cửa hàng bách hóa)
Tokyu Hands là một trong những cửa hàng được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản chuyên về những sản phẩm rất sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày. Cửa hàng này luôn chú trọng về tính đa dạng và sự tiện lợi trong từng sản phẩm. Bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều vật phẩm bảo vệ đồ đạc của ngôi nhà tại đây.
Website: https://www.tokyu-hands.co.jp/en/ (tiếng Anh)
Trung tâm gia đình (Hardware Stores)
Loại cửa hàng này đôi khi cũng được gọi là cửa hàng DIY, bán chủ yếu những thứ bạn cần tìm. Bạn có thể vào những website dưới đây để tìm một cửa hàng gần bạn nhất. Lưu ý rằng những trang web này chỉ hỗ trợ tiếng Nhật.
https://www.kahma.co.jp/
http://www.cainz.co.jp/
http://www.komeri.bit.or.jp/
https://www.royal-hc.co.jp/
https://www.vivahome.co.jp/
http://www.shimachu.co.jp/homecenter/
http://www.nafco.tv/top/index.html
Amazon.co.jp (Cửa hàng trực tuyến)
Amazon.co.jp là một nơi cực kỳ thuận tiện để bạn có thể đặt mua nhiều mặt hàng. Trang web này rất phổ biến vì có hỗ trợ tiếng Anh nên bạn có thể tìm kiếm bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Một số mặt hàng phục vụ khi có thiên tai chúng tôi sẽ để ở liên kết dưới đây.
https://www.amazon.co.jp/s?k=地震&rh=n%3A3828871&qid=1384405822&rnid=2321267051&ref=sr_nr_n_0
Một số mẹo khác
1, Tập thói quen bật và tắt bếp gas ở nguồn. Tại Nhận Bản thì đây là một việc tương đối dễ làm trong nhà bếp.
2, Khi trưng bày một số vật phẩm trang trí nhà cửa trên các kệ, lưu ý sử dụng băng keo để cố định và ngăn chúng rơi xuống hoặc tệ hơn là có thể làm ai đó bị thương.
3, Không nên đặt giường cạnh cửa sổ, gương hay đồ nội thất không đảm bảo như giá sách. Hãy chú ý những mối nguy hiểm tiềm ẩn và lối thoát hiểm.
4, Không đặt đồ nội thất cao trên mặt phẳng mềm như thảm.
5, Đặt vật nặng dưới đáy và vật nhẹ lên trên đỉnh giá sách và tủ.
6, Không đặt đồ đạc nặng trước cửa ra vào vì chúng có thể chặn lối thoát hiểm của bạn nếu bị rơi xuống trong trận động đất.
Những suy nghĩ chủ động đôi khi sẽ giúp bạn và gia đình của bạn rất nhiều khi thảm họa xảy ra. Trước hết, không quá khó khăn hay tốn kém là mỗi gia đình nên có sẵn bộ dụng cụ sơ tán hoặc bộ cấp cứu gia đình 3 ngày.
Quan trọng nhất
Nước: 1 gallon/4 lít nước mỗi người mỗi ngày để uống và vệ sinh
Thực phẩm: thực phẩm không dễ hỏng (thường là đồ đóng lon), dễ chế biến, đủ trong ít nhất 3 ngày
HÃY NHỚ rằng thực phẩm không dễ hỏng và nước cũng có thời hạn sử dụng. Hãy kiểm tra thời hạn sử dụng định kỳ và thay đổi để đảm bảo chúng luôn được “tươi”.
Danh mục bổ sung
- Màng bọc thực phẩm (saran), cốc giấy, đĩa, đũa, thìa, dĩa bằng nhựa (tránh việc phải rửa)
- Dụng cụ mở hộp bằng tay
- Bộ sơ cứu gồm các loại thuốc thiết yếu và đơn thuốc
- Đèn pin, sạc dự phòng
- Radio cầm tay có pin
- Mặt nạ lọc khí
- Còi
- Dụng cụ cầm tay (cờ lê, kìm, dụng cụ đa năng)
- Vật dụng vệ sinh cá nhân
- Túi đựng rác
- Chăn (khẩn cấp)
- Quần áo ấm
- Bản sao các tài liệu quan trọng
- Hộ chiếu, 30000 yên tiền mặt
- Gia đình và thông tin liên lạc khi khẩn cấp
- Bản đồ khu vực (khu vực sơ tán)
Một vài vật phẩm theo nhu cầu
- Thuốc cho 7 ngày, các sản phẩm y tế (ống tiêm,...)
- Vật dụng cần thiết để chăm sóc em bé (bình sữa, sữa bột, thức ăn trẻ em, tã lót)
- Vật dụng chăm sóc người cao tuổi
- Vật dụng của thú cưng (dây xích, ID, thức ăn, nước, bát,...)
- Trò chơi và hoạt động cho trẻ em
PDF Cheat Sheet để in
Để thuận tiện hơn cho việc này, Relo Japan - một phần khác của tập đoàn H&R đã cung cấp những mẫu này cho khách hàng thông qua trang web đăng nhập của họ trên https://relojapan.com/. Bạn nên in và đặt nó cùng với bộ dụng cụ sơ tán hoặc bộ cấp cứu gia đình 3 ngàyi của gia đình bạn để tham khảo khi cần thiết.
#Mẫu in
8, Phải làm gì khi xảy ra động đất?
Vì là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh mẽ nhất thế giới nên nếu bạn có sống ở đây không loại trừ khả năng bạn cũng sẽ phải trải qua một trận động đất. Trận động đất này có thể nhỏ hoặc to nghiêm trọng và gây thiệt hại nhưng chúng ta không thể biết được rằng khi nào nó xảy ra. Đất nước Nhật Bản cũng đã có kinh nghiệm lâu năm để đối phó được với các cơn địa chấn ở các mức độ khác nhau và đang ngày một nỗ lực trong công tác phòng chống thiên tai và phát triển các công nghệ chống động đất.
Chính phủ Nhật Bản và chính quyền địa phương có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ xây dựng các kế hoạch vững chắc cho cộng đồng của họ. Điều quan trọng nhất là người dân phải làm quen với các kế hoạch đó ví dụ như biết điểm sơ tán gần nhất với nhà bạn. Bên cạnh đó, họ còn phải biết tự chuẩn bị mọi thứ cho ngôi nhà của mình trước khi có động đất hoặc thảm họa khác xảy ra bằng cách lên kế hoạch khẩn cấp và gia cố nhà cửa.
Xảy ra động đất khi đang ở trong nhà
Nếu xảy ra động đất mà bạn lại đang ở bên trong, hãy ngay lập tức làm giảm khả năng bị thương do đồ vật rơi hay thậm chí là sập nhà bằng cách:
1, CÚI thấp và di chuyển bằng tay và đầu gối. Tư thế này sẽ giúp bạn khỏi bị ngã nhưng vẫn cho phép bạn có thể tự do di chuyển.
2, BẢO VỆ đầu và cổ của bạn (và toàn bộ cơ thể nếu có thể) dưới một cái bàn hoặc ghế chắc chắn. Đừng đứng gần một ô cửa. Nếu không có nơi nào để trú ẩn thì hãy ngồi xuống cạnh bức tường mà xung quanh nó không có đồ vật nào có thể rơi được vào người bạn và che đầu bằng cả bàn tay và cánh tay của bạn.
3, BÁM chặt vào nơi trú ẩn của bạn (hoặc đầu và cổ của bạn) đến khi hết rung. Hãy di chuyển cùng với nơi trú ẩn của bạn nếu sự rung chuyển làm thay đổi vị trí của nó.
Có một lưu ý rằng một số người nghĩ rằng khi xảy ra động đất thì cách ứng phó tốt nhất là chạy ra khỏi nhà. Điều này là hoàn toàn sai.
Nếu bạn đang ở vị trí nào dưới đây thì:
- Trong bếp: Hãy nhanh chóng tắt bếp và đậy nắm ở dấu hiệu rung chuyển đầu tiên.
- Trên giường: Ở yên đó và bảo vệ đầu của bạn bằng một chiếc gối.
- Trên xe lăn: Khóa các bánh xe nếu bạn đang ở một vị trí an toàn. Hay nếu không thể di chuyển nhanh thì hãy giữ nguyên vị trí, bảo vệ đầu và cổ bằng cánh tay của mình.
- Trong một tòa nhà cao tầng: “cúi, bảo vệ, bám”. Tránh xa các cửa sổ và những mối nguy hiểm khác.
Không sử dụng thang máy: Đừng ngạc nhiên nếu hệ thống phun nước và báo cháy được kích hoạt.
- Trong sân vận động hoặc nhà hát: Ngồi yên tại chỗ, bảo vệ đầu và cổ bằng cánh tay của bạn.
Đừng cố rời đi cho đến khi hết rung. Sau đó bắt đầu đi ra từ từ và hãy để ý xung quanh vì bất cứ thứ gì đều cò thể rơi ra sau dư chấn.
Xảy ra động đất khi đang ở ngoài
- Đánh giá tình hình và giữ nguyên vị trí nếu nó đảm bảo được sự an toàn của bạn.
- Di chuyển đến một khu vực thoáng để tránh các vật thể bị sụp đổ, bay hoặc rơi xuống.
- Cúi thấp và di chuyển bằng tay và đầu gối trước khi bị ngã do rung chuyển.
- Che đầu và cổ bằng cả bàn tay và cánh tay.
Nơi nguy hiểm nhất trong trận động đất chính là bên dưới các bức tường ngoài các tòa nhà vì cửa sổ và các kiến trúc khác là những phần đầu tiên của tòa nhà bị sụp đổ. Hãy tránh xa nó nếu có thể vì có nhiều người bị thương tích là do đi qua khu vực nguy hiểm này khi chạy trốn hoặc chui vào bên trong.
Xảy ra động đất khi đang ở gần bờ biển
Ngay lập tức tìm đến vùng đất cao và an toàn. Tránh xa bờ biển cho đến khi báo động hoặc cảnh báo sóng thần được bãi bỏ.
Xảy ra động đất khi đang đi xe hơi, xe lửa hoặc tàu điện ngầm
- Khi ở trong xe
- Di chuyển sang bên đường và dừng lại
- Tránh dừng dưới cầu, cầu vượt, biển báo, khu vực xây dựng, đường dây điện, cây cối hoặc bất kỳ mối nguy hiểm nào khác. Không đỗ xe bên cạnh các tòa nhà tránh các vật nặng rơi vào
- Ở yên trong xe của bạn
- Tắt động cơ, bật đèn báo nguy hiểm, bật phanh tay
- Hãy thận trọng khi trận động đất đã dừng lại, tránh các đường, cầu hoặc dốc vì có thể bị hư hại do trận động đất, dự đoán về việc mất điện giao thông
- Khi ở trong nhà để xe
- Ra khỏi xe của bạn, cúi thấp người và di chuyển bằng tay và đầu gối sát bên hông xe để được bảo vệ. Không chui xuống gầm xe
- Che đầu và cổ bằng cánh tay của bạn
- Hãy thận trọng khi trận động đất đã dừng lại, tránh các đường, cầu hoặc dốc vì có thể bị hư hại do trận động đất
- Khi đang trên xe lửa hoặc tàu điện ngầm
- Thắt chặt dây đeo, nắm chắc thanh tựa hoặc tay vịn. Quan sát các vật nguy hiểm có thể rơi
- Xe lửa và tàu điện ngầm sẽ tự động dừng lại khi có một trận động đất có cường độ đáng kể. Tùy vào độ mạnh của nó mà tàu có thể phục vụ với tốc độ chậm hơn. Hãy bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của nhân viên tàu
9, Phải làm gì sau động đất
Có điều quan trọng bạn cần nhớ là sau một trận động đất lớn, thảm họa vẫn có thể lại tiếp tục. Sau khi cơn rung đã lắng xuống, bạn nên kiểm tra các chấn thương và tìm cách sơ cứu cho mình trước khi cố gắng giúp đỡ những người bị thương hay mắc kẹt khác.
- Mặc quần dài, áo sơ mi dài tay và đi giày để tránh khỏi các chấn thương từ những vật bị vỡ.
- Nhanh chóng tìm kiếm những thiệt hại trong và xung quanh nhà hoặc văn phòng của bạn và đưa mọi người ra ngoài nếu vẫn cảm thấy chưa được an toàn.
- Chờ đợi, lắng nghe thông tin và hướng dẫn khẩn cấp chính thức. Tránh trở thành con mồi cho những tin đồn vô căn cứ.
- Thực hiện các cuộc gọi ngắn gọn để báo cáo các trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng. Đối với các trường hợp giao tiếp khác có thể dùng tin nhắn văn bản.
- Tìm kiếm và dập tắt những đám cháy nhỏ vì sau những trận động đất thì hỏa hoạn là mối nguy phổ biến nhất.
- Dọn dẹp thuốc tẩy, xăng và các chất lỏng dễ cháy khác ngay lập tức.
- Mở các cánh cửa một cách cẩn thận vì có thể chúng không còn an toàn nữa.
- Cảnh giác với các đường dây điện bị rơi hoặc các đường gas bị hỏng.
- Tránh xa các tòa nhà bị hư hại.
- Trong trường hợp bạn đi sơ tán hoặc không ở nhà, bạn chỉ nên trở về nhà khi chính quyền nói rằng mọi thứ đã an toàn để bạn có thể trở về. Hãy hết sức thận trọng và xem lại tường, sàn nhà, cửa, cầu thang và cửa sổ để kiểm tra thiệt hại.
- Hãy báo cho gia đình hoặc bạn bè của mình biết bạn đã an toàn. Nếu cần có thể sử dụng Hệ thống 171. Dịch vụ tin nhắn do NTT cung cấp luôn sẵn sàng khi thảm họa như động đất hoặc núi lửa phun trào xảy ra.
Dư chấn nguy hiểm
Như chúng tôi đã nói ở trên, rằng sau một trận động đất lớn thì thảm họa vẫn có thể tiếp tục. Bạn nên chờ và chuẩn bị cho những cơn dư chấn tiềm ẩn như lở đất hay thậm chí là sóng thần. Khi cảm thấy có dư chấn xảy ra, hãy “cúi”, “bảo vệ” và “bám”. Các cơn dư chấn thường xảy ra sau vài phút, vài ngày, vài tuần hay thậm chí là vài tháng sau một trận động đất và có thể sẽ rất nguy hiểm.
Sóng thần nguy hiểm
Nếu bạn sống ở khu vực có địa hình trũng và thấp, bạn nên đặc biệt chú ý đến mối nguy hiểm do sóng thần. Sóng thần là sóng biển lớn được tạo ra bởi các trận động đất lớn ở dưới đáy đại dương. Sóng thần nếu được gây ra bởi trận động đất gần đó có thể đến bờ biển chỉ trong vòng vài phút, khi vào đến vùng nước nông chúng có thể cao đến vài feet hay những trường hợp hiếm hoi là hàng chục feet và tấn công bờ biển cực kỳ dữ dội và có sức tàn phá cao.
Nếu bạn sống ở gần đại dương, bạn nên biết trước những nơi an toàn đã được chỉ định sẵn và di chuyển đến khu vực này ngay lập tức sau khi cơn rung chuyển của trận động đất lớn vừa dừng lại. Hầu hết các khu vực ở Nhật Bản đều có hệ thống cảnh báo sóng thần và thông tin sau đó sẽ được phát lên TV, radio hay thậm chí là cảnh báo còn được gửi đến điện thoại của bạn.
Khi một cơn sóng thần đang trên đường đến, nơi an toàn nhất sẽ là những nơi cao như đồi hoặc núi, càng xa bờ biển càng tốt. Nếu không, vẫn sẽ có biện pháp thay thế là những mái nhà cao hay trường học ở Nhật Bản cũng khá an toàn, nhưng những căn nhà gỗ nhỏ thì hoàn toàn không.
Thông tin bằng tiếng Anh
1, Báo cáo tiếng anh trên NHK TV
Báo cáo khẩn cấp bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác có sẵn bằng cách điều chỉnh ở Truyền hình NHK. Theo Đạo luật phát sóng, NHK có nghĩa vụ phải phát sóng báo cáo khẩn cấp trong thời gian xảy ra thảm họa thiên nhiên như động đất và sóng thần.
Kênh truyền hình NHK 1
Kênh truyền hình NHK 3
2, Báo cáo tiếng anh trên mạng AFN của Hoa Kỳ
Bạn có thể điều chỉnh vào kênh vô tuyến của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ (AFN) để biết thêm thông tin bằng tiếng Anh
3, Trên mạng Internet
Cơ quan khí tượng Nhật Bản
Đây là trang web quan trọng khi cần biết thông tin bằng tiếng Anh về bão, động đất hoặc sóng thần. JMA được giao nhiệm vụ phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai và chịu trách nhiệm ban hành động đất, thời tiết, sóng thần và các cảnh báo và tư vấn liên quan cho công chúng.
Website: https://morethanrelo.com/en/family-disaster-preparation-survival-and-response-in-japan/
Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nước bạn
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước bạn. Bạn có thể tìm thấy các liên kết đến trang web của họ trên trang web của Bộ Ngoại giao (MOFA).
Nguồn tham khảo: https://morethanrelo.com/en/family-disaster-preparation-survival-and-response-in-japan/
Bài viết liên quan
Bài viết gần đây
-
Du lịch Obihiro với những trò chơi hấp dẫn
-
Bunraku - Nghệ thuật múa rối độc đáo của Nhật Bản
-
Tận hưởng không khí bốn mùa tại Hasedera - một ngôi chùa đầy hoa ở Nara
-
7 địa điểm tận hưởng bốn mùa ở yoshino
-
Huis Ten Bosch - Vương quốc ánh sáng lớn nhất thế giới ở Nagasaki
-
Những bãi biển xinh đẹp nhất Nhật Bản không thể bỏ lỡ