Công nghệ và đời sống

Tàu cao tốc shinkansen - biểu tượng sáng chói của “đất nước mặt trời mọc”

Mục lục
1. Lịch sử về tàu shinkansen
2. Kỹ năng và trình độ của người chỉ huy tàu Shinkansen
3. Sự tuyệt vời của những nhân viên vệ sinh
4. Hệ thống kiểm tra an toàn vô cùng tỉ mỉ
5. “Ladies and gentlemen, welcome to the shinkansen”
6. Mạng Lưới tàu Shinkansen
7. Chỗ ngồi và các hạng ghế
8. Vé tàu Shinkansen
9. Cách sử dụng dịch vụ tàu Shinkansen
10. Tương lai xán lạn của tàu Shinkansen


Tàu cao tốc shinkansen là biểu tượng sáng chói của “đất nước mặt trời mọc” về sự phát triển vượt bậc trong công nghệ vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả. Hầu hết du khách ghé thăm Nhật Bản đều mong muốn được trải nghiệm những chuyến tàu shinkansen tốc độ cao trên 320km/h mà những chuyến tàu thông thường không vượt quá 300km/h. Tàu shinkansen cũng tự hào là một trong những phương tiện di chuyển an toàn nhất thế giới khi không có tai nạn chết người nào trong suốt chiều dài lịch sử phát triển hơn 50 năm. Trong bài viết này, mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem điều gì đã làm nên một hệ thống phương tiện giao thông tuyệt vời như vậy.


Nguồn ảnh: pakutaso.com



1. Lịch sử về tàu shinkansen

Lịch sử phong phú của hệ thống xe lửa Nhật Bản được đánh dấu bằng sự kiện khai trương tuyến đường sắt đầu tiên năm 1872. Tuy nhiên, những chuyến tàu chạy bằng hơi nước này khác xa với tốc độ đạt được như ngày nay.
Chỉ trong 5 năm, bắt đầu từ năm 1959 khởi công dự án đường sắt gần ga Mishima trên tuyến Tokaido, ngày 1 tháng 10 năm 1964, tàu cao tốc Hikari đã khởi hành chuyến đi đầu tiên từ ga Tokyo và ga Shin-Osaka.

Tàu cao tốc Sanyo
ra đời năm 1975 kết nối hai thành phố lớn nhất phía Tây Nhật Bản là Osaka và Fukuoka. Tuyến này mở rộng tuyến Tokaido từ Tokyo, giúp hành khách di chuyển dễ dàng từ Tokyo đến Fukuoka chỉ trong 5 tiếng.

Năm 1985 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt tàu shinkansen mới, được gọi là 100 Series. Những chiếc toa Green Class cũng có sẵn trên những chuyến tàu này, mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch hạng nhất.

Tàu Nozomi năm 1992 ban đầu là tàu cao tốc 300 Series, sau này có tên N700 Series ra đời mang theo hi vọng, mong muốn của các kỹ sư, chạy trên tuyến Tokaido và Sanyo shinkansen và là những chuyến tàu nhanh nhất hiện đang hoạt động tại Nhật Bản.

Năm 1997, tàu cao tốc Akita và Nagano chính thức đi vào hoạt động. Tàu cao tốc Akita là tàu cao tốc mini E6 Series chạy với tốc độ chậm hơn trên những tuyến đường ray hẹp hơn, tiếp cận đến những nơi chưa được phục vụ bởi tàu cao tốc trước đây. Đến năm 2006, các đoàn tàu shinkansen đã phục vụ hơn 20 triệu khách hàng. Nagano shinkansen có nhiều chuyến kết nối các địa điểm trong tỉnh Nagano. Cả hai chuyến tàu này đều là những phương tiện quan trọng trong Thế vận hội mùa đông năm 1998.

Hokkaido shinkansen
ra mắt năm 2016 là tàu siêu tốc duy nhất sử dụng một đường hầm dưới biển, còn gọi là đường hầm Seikan, kết nối hòn đảo phía Bắc Hokkaido với hòn đảo chính Honshu.


2. Kỹ năng và trình độ của người chỉ huy tàu Shinkansen


Nguồn ảnh: hans-johnson/flickr.com


Trong một năm có 120,000 chuyến chạy trên đường ray tàu Tokaido shinkansen với một ngày khoảng 400 chuyến. Như vậy, xét theo mặt thời gian, cứ 3 phút lại có một chuyến mới khởi hành. Khoảng cách xuất bến các chuyến tàu rất ngắn nên nếu một chuyến bị trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chuyến còn lại nhưng độ trễ trung bình hàng năm chỉ là 30 giây. Phương châm của tàu cao tốc shinkansen là luôn luôn đúng giờ để phục vụ được càng nhiều hành khách càng tốt. Vậy lý do thực sự đằng sau việc đúng giờ này là gì? Bí mật nằm ở kỹ năng và trình độ của người chỉ huy.

-     Cách tính toán tốc độ luôn chính xác
Nếu bạn nghĩ shinkansen là phương tiện hiện đại thì công việc của người chỉ huy rất đơn giản nhưng lại không phải như vậy. Tàu trưởng luôn phải tính toán tốc độ tàu chạy để có thể đến ga tiếp theo chính xác theo kế hoạch. Việc sử dụng đồng hồ bỏ túi giúp tính thời gian tàu chạy một cách trực quan và dễ dàng hơn. Để đảm bảo sự đúng giờ của tàu, người chỉ huy cũng thiết lập cả thời gian đến ga tiếp theo ngay cả đó không phải là điểm dừng trên tuyến để điều chỉnh tốc độ phù hợp.

-     Bình tĩnh đối phó với những sự cố bất ngờ
Trên thực tế khi tàu chạy, nó sẽ có thể bị trục trặc một chút nhưng điều đó không thể làm người chỉ huy thay đổi lịch trình của tàu. Để giữ bình tĩnh mỗi khi có sự cố xảy ra, người chỉ huy luôn phải thực hành lái trên các thiết bị mô phỏng tạo ra các sự cố bất ngờ có thể ập đến. Với cách tập luyện thường xuyên như thế này, tàu trưởng sẽ luôn giữ được một cái đầu lạnh để đưa hành khách đến ga an toàn.


3. Shinkansen với sự tuyệt vời của những nhân viên vệ sinh  



                                              insho impression/Flickr

Khi tàu đến ga cuối cùng, trước khi nó quay đầu cho điểm đến tiếp theo, sẽ có gần 10 phút không kể thời gian hành khách xuống xe. Trong thời gian ngắn ngủi đó, nhân viên dọn dẹp sẽ vệ sinh bên trong xe sạch bóng không tì vết. Khi cánh cửa mở ra, bằng một tốc độ đáng kinh ngạc, họ nhanh chóng lên xe phủi bụi ghế, lau cửa sổ và bàn, thay vỏ bọc ghế. Trên tay họ luôn có chất tẩy rửa bằng điện và một túi rác. Họ làm các toa tàu sạch đẹp chỉ trong gần 10 phút, sau đó xếp hàng cúi chào các hành khách đang đứng chờ ở sân ga. Bằng cách này, nhân viên vệ sinh đã giúp giữ được lịch trình hoạt động của shinkansen cũng như giúp chuyến đi của khách hàng được thoải mái hơn. Nếu có cơ hội trải nghiệm dịch vụ tàu cao tốc của Nhật Bản, bạn hãy thử quan sát cách làm việc của nhân viên dọn dẹp nhé! Rất thú vị đấy!


4. Hệ thống kiểm tra an toàn vô cùng tỉ mỉ


Trên chiếc Tokaido shinkansen 50 năm tuổi chưa từng xảy ra một vụ tai nạn nào. Sự an toàn này chính là nhờ hệ thống kiểm tra kỹ thuật vô cùng chi tiết.
- Kết cấu kiểm tra 4 lần
Việc kiểm tra shinkansen được thiết lập như một hệ thống 4 lần theo sắc lệnh của Bộ trưởng. Cứ hai ngày một lần, thanh tra sẽ kiểm tra quanh tàu để tìm ra các khuyết điểm. Mỗi tháng một lần, shinkansen sẽ được kiểm tra hoàn chỉnh từng bộ phận. Họ bật nguồn và xem nó có hoạt động không. Có 4 người kiểm tra bu-lông và các cánh cửa cũng được xem xét kỹ càng bởi nếu có bất cứ cánh nào có vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến việc lên xuống của hành khách và gây chậm trễ cho chuyến tàu. Cứ sau 6 tháng, động cơ và chiếc xe phẳng (một phần của toa xe lửa) được tháo ra để kiểm tra. Cứ ba năm một lần, hầu như toàn bộ con tàu được tháo dỡ và kiểm tra kỹ lưỡng trong nửa tháng. Sau đó, nó lại được khoác một màu áo mới. Một đoàn tàu (16 toa) được kiểm tra hơn 500 lần trong 3 năm. Tất nhiên sau khi kiểm tra, tàu được làm sạch hoàn toàn.
- Kiểm tra hệ thống đường sắt
Liên quan đến đường sắt, có một đoàn tàu đặc biệt tên là “Dr. Yellow” chạy với tốc độ 270km/h kiểm tra hệ thống đường sắt, cáp trên không và hệ thống tín hiệu. Nó kiểm tra đường ray bằng tia laze và sự hao mòn của dây điện trên không. Các cuộc kiểm tra này được thực hiện bởi 3,000 người vào đêm khuya mỗi ngày.
Máy thay chấn lưu đầu tiên trên thế giới
Những viên đá được đặt dưới đường ray 1m được gọi là chấn lưu, dùng để ngăn các khoảng trống ở đường ray và giảm tiếng ồn. Bởi vì shinkansen chạy với tốc độ cao nên nó ăn mòn lớp trên cùng của những viên đá, vì vậy, họ phải thay chấn lưu mỗi ngày. Trên thực tế, đây là chiếc máy thay đầu tiên trên thế giới.


5. “Ladies and gentlemen, welcome to the shinkansen”

Câu thông báo quen thuộc mỗi khi chuyến tàu khởi hành “Ladies and gentlemen, welcome to the shinkansen!” được thu âm bởi Donna Burke, một ca sĩ người Úc, cũng là người đã thực hiện lồng tiếng phim hoạt hình và các quảng cáo truyền hình khác. Cô cũng thu âm hướng dẫn bằng tiếng Anh Bảo tàng Tưởng niệm Hoàng đế Showa cũng như các phần nghe tiếng Anh trong bài kiểm tra TOEIC.

Tàu cao tốc ở Nhật Bản hoạt động đã hơn 50 năm, từ ngày 1 tháng 10 năm 1964, chỉ 9 ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa hè đầu tiên ở Tokyo. Kể từ đó đến nay, nó đã vận chuyển hàng tỷ hành khách giữa Tokyo và Osaka, tạo được ấn tượng mạnh mẽ với du khách nước ngoài bởi tốc độ nhanh, đúng giờ, quy trình vận hành hiệu quả cùng dịch vụ chu đáo. Nếu có cơ hội, hãy ghé thăm Nhật Bản và trải nghiệm một trong những phương tiện giao thông tiên tiến nhất thế giới này.  


6. Mạng Lưới tàu Shinkansen


Nguồn: japan-rail-pass.com


Tuyến Tokaido Shinkansen di chuyển giữa Tokyo, Nagoya, Kyoto và Osaka được biết đến như tuyến mạng lưới tàu Shinkansen lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất. Cứ sau vài phút sẽ có một chuyến mới khởi hành. Tất cả đều chạy trên đường ray được chế tạo riêng chỉ dành cho tàu cao tốc (trừ Akita và Yamagata Shinkansen).

Trên tuyến Tokaido Shinkansen này có 3 loại tàu được sử dụng: Nozomi là loại tàu nhanh nhất, sau đó tới Hikari và chậm nhất là Kodama bởi chuyến tàu này sẽ dừng ở tất cả các trạm. Nhưng cần lưu ý một chút là bạn không thể sử dụng vé Japan Rail Pass. Thông thường một tuyến có thể có nhiều loại tàu cùng chạy, bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại tàu điện ở bài viết dưới đây của Japagazine nhé!
Di chuyển bằng tàu ở Nhật: Mua vé, cách đi lại và phép ứng xử trên tàu


7. Chỗ ngồi và các hạng ghế

Phần lớn các chuyến tàu Shinkansen đều phân loại ghế ngồi gồm ghế đặt trước và ghế không đặt trước, ngoài ra họ cũng phân chia chỗ ngồi theo toa, đó là ghế thường và ghế xanh hạng nhất. Bạn có thể tìm thấy ghế thường tại tất cả các chuyến tàu. Tuy là ghế hạng thường nhưng chúng vẫn vô cùng thoải mái với khoảng không gian để chân cực kỳ rộng rãi. Ghế thường sẽ được sắp xếp thành hàng 3 chỗ ngồi và hàng 2 chỗ ngồi liền nhau. Được so sánh với ghế ngồi hạng thương gia trên máy bay, ghế xanh lại mang đến cho hành khách ổ cắm điện ở toàn bộ ghế ngồi, chỗ ngồi rộng và thoải mái hơn ghế thường, tất nhiên bao gồm cả chỗ để chân lớn hơn. Nhưng vì giá vé của ghế xanh cao hơn từ 30-50% nên đa số hành khách vẫn lựa chọn ghế thường cho chuyến đi của mình dù khá đông đúc.


Ghế thường (Ordinary car)


Nguồn ảnh:yisris/Flickr



Ghế xanh hạng nhất (Green Car)


Nguồn ảnh:Rudy Herman/Flickr

Ngoài ra còn có toa Gran Class trên các đoàn tàu mới dọc theo tuyến Tohoku Shinkansen, Hokuriku Shinkansen, Hokkaido Shinkansen,... được xem như khoang hạng nhất trên máy bay, ở đây ghế ngồi thậm chí còn thoải mái và rộng rãi hơn khi so với ghế xanh, ghế có thể ngả một góc 45º, không chỉ vậy Gran Class còn cung cấp cho hành khách nhiều dịch vụ đa dạng như đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống có cồn.


Nguồn ảnh:yisris/Flickr


Các chuyến tàu Shinkansen có cả ghế chỉ định 指定席(shiteiseki) và ghế tự do 自由席 (jiyūseki), tuy nhiên không phải số lượng loại ghế này trên các chuyến tàu đều như nhau. Toàn bộ ghế trên tàu Kagayaki thuộc tuyến Hokuriku Shinkansen và các tàu Hayabusa, Komachi hay Hayate trên tuyến Tohoku Shinkansen, Hokkaido Shinkansen đều là ghế chỉ định, nghĩa là bạn chắc chắn phải đặt chỗ trước.
Nếu không thể nhớ chính xác các chuyến tàu nào có loại ghế này, có thể dễ dàng nhận biết thông qua biển thông báo điện tử nhỏ trên thân tàu. Thông thường các tàu Shinkansen luôn có ghế chỉ định và ghế ngồi tự do. Nhưng vào những tầm cao điểm rất hay gặp tình trạng ghế tự do hết chỗ. Với việc đặt ghế, bạn có thể mất một khoản phí vài trăm yên hoặc sẽ hoàn toàn miễn phí nếu bạn có vé Japan Rail Pass. Nếu đi du lịch theo nhóm và mọi người thích ngồi cùng nhau, thì bạn hãy nhớ đến việc đặt chỗ ngồi nhé!


8. Vé tàu Shinkansen




Vé tàu Shinkansen có thể mua được tại các quầy vé tại nhà ga hay các máy bán vé tự động hoặc mua trực tuyến. Các quầy vé thường xuyên trong tình trạng xếp hàng rất đông nên bạn cần kiên nhẫn chờ đợi tới lượt. Ngoài ra thẻ IC và các loại vé giảm giá khác đều có thể sử dụng trên tàu Shinkansen.  

Mua vé tại máy bán vé tự động: Phần lớn các máy đều có tiếng Anh, cũng có thể dùng để đặt chỗ nhưng một số máy lại chỉ bán vé các chỗ không dành riêng. Tuy nhiên quá trình mua vé không phải lúc nào cũng suôn sẻ nếu bạn không thực sự nắm chắc cách sử dụng, ngoài ra, một số máy bán vé không chấp nhận các loại thẻ tín dụng phát hành ngoài Nhật Bản. Khi mua vé tại quầy, nhân viên nhà ga sẽ đưa cho bạn một bản đăng ký để điền thông tin cần thiết bao gồm: Số lượng hành khách, ngày đi, trạm khởi hành, trạm đến, loại ghế ngồi.

Mua vé trực tuyến: Hiện tại vẫn chưa có hệ thống đặt vé trực tuyến bằng tiếng Anh cho toàn bộ các tuyến Shinkansen tại Nhật và mỗi website sẽ chỉ có những tuyến nhất định có thể lựa chọn. Bạn cần chú ý trực tiếp đến lấy vé tại các máy bán vé tự động bởi hệ thống mua vé trực tuyến này sẽ không đưa cho bạn vé điện tử.  
japagazine.com xin gợi ý cho bạn hai trang web sau:  

Tiếng Anh  
Tiếng Nhật

Thẻ IC: Chiếc thẻ đa năng này có thể được sử dụng trên các dòng shinkansen đã chọn. Khi dùng thẻ IC để thanh toán vé tàu xe, bạn cũng không được giảm giá, hoặc nếu có thì cũng chỉ là vài yên so với vé thông thường. Tuy nhiên, nếu phải di chuyển bằng tàu trong một thời gian dài, thẻ IC sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản nho nhỏ.  
Để hiểu rõ hơn về tấm thẻ IC này, mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!
https://japagazine.com/travel/travel%20tips/entry-48.html#4


Nguồn ảnh: japanstation.com


Vé giảm giá khác: Các cửa hàng bán vé giảm giá ở xung quanh các nhà ga lớn có bán vé tàu Shinkansen với mức giảm giá nhẹ, nếu bạn thường xuyên di chuyển bằng Shinkansen thì đây nhất định là một sự lựa chọn tiết kiệm và tuyệt vời.

Cách tính giá vé tàu Shinkansen:
Hành khách đi tàu Shinkansen thường nhận được hai chiếc vé: một là vé giá cơ sở và còn lại là vé bổ sung. Đôi khi trong một số trường hợp hai vé được kết hợp thành một, nếu bạn chọn đi nhiều chuyến tàu thì sẽ nhận được nhiều hơn hai vé (một vé giá cơ sở và một vé bổ sung cho mỗi chuyến tàu).

Giá vé Shinkansen được tạo thành từ các khoản phí sau:
- Giá vé cơ sở: Giá tiền trả cho việc đi từ trạm xuất phát đến trạm đích. Mức giá này sẽ tăng dần tuỳ theo khoảng cách di chuyển của hành trình.
- Giá vé bổ sung: Bổ sung cho việc sử dụng tàu Shinkansen và việc đổi tàu, giá cũng tăng dần theo khoảng  cách đi.
- Chi phí đặt chỗ: Chi phí này sẽ dao động tuỳ thuộc vào từng thời điểm tương ứng, phí đặt chỗ thường được kết hợp với phí sử dụng tàu Shinkansen thành một vé duy nhất. Ngoài ra sẽ có khoản phí khác nữa nếu bạn lựa chọn sử dụng ghế xanh hạng nhất cho hành trình của mình.

9. Cách sử dụng dịch vụ tàu Shinkansen

Sau khi mua được vé tàu, chúng ta sẽ đi qua cửa bán vé thông thường. Tại nhiều nhà ga, hành khách đi tàu shinkansen phải đi qua hai cửa là cửa cửa bán vé thông thường và cửa bán vé shinkansen. Tại các cửa bán vé thường, bạn chỉ cần chèn vé vào khe vé và đi qua cửa để lấy lại vé của bạn ở đầu kia. Những người giữ cửa ở Japan Rail Pass không thể sử dụng cửa tự động nhưng vẫn phải đưa thẻ cho nhân viên tại cửa có người lái.

Tiếp đến, bạn hãy để ý các biển hướng dẫn song ngữ để tìm đường đến sân ga shinkansen. Tùy thuộc vào nhà ga, sân ga shinkansen đôi khi sẽ ở song song và gần với các sân ga xe lửa thông thường, nhưng thường thì chúng sẽ được đặt ở một khu riêng biệt hoặc tại một tầng khác của khu phức hợp nhà ga.

Tại cửa thứ hai sẽ phân chia các sân ga shinkansen từ các sân ga xe lửa thông thường, tại một số nhà ga cũng có cửa trực tiếp đến sân ga shinkansen. Tại đây, bạn không chỉ phải chèn vé thường mà còn phải chèn thêm vé bổ sung của bạn vào khe vé cùng lúc và lấy lại chúng ở phía bên kia cổng. Bên cạnh đó, người giữ cửa sẽ sử dụng cửa có người lái.  

Các bảng hiển thị sẽ có thông tin các chuyến sắp khởi hành để bạn có thể biết được chuyến của mình sẽ được khởi hành từ sân ga nào và có ký hiệu chỉ rõ đường đi đến từng sân ga. Hầu hết tất cả các sân ga shinkansen đều được trang bị thang cuốn và thang máy.

Việc tìm tàu của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn vì trên sân ga cũng có các bảng hiển thị cho bạn biết các chuyến sắp khởi hành. Các bảng hiển thị và ký hiệu cho biết vị trí của các cửa, số xe và hạng reserved (đặt trước), non-reserved (không đặt trước) hoặc green. Một số trạm đông người sẽ có hai làn được đánh dấu rõ ràng trước mỗi vị trí cửa: một cho chuyến sắp tới và một cho chuyến sau đó. Hành khách sẽ xếp hàng, nhất là đối với hạng non-reserved để đảm bảo chỗ ngồi.

Ghế ngồi được đánh số và viết chữ giống như trên máy bay. Hãy cố gắng nhanh tay cất hành lý để những hành khách phía sau không bị chặn lối và ngồi vào chỗ của bạn để tàu nhanh chóng được khởi hành.


Tiện nghi và dịch vụ

Các thông báo bên trong các chuyến tàu đều là đa ngôn ngữ (tiếng Nhật và tiếng Anh trên tất cả các tuyến shinkansen, thêm tiếng Hàn và tiếng Trung vào một số tuyến được chỉ định) và được thông báo về các ga sắp tới.
Một số chuyến sẽ được phục vụ thêm bữa ăn nhẹ, đồ uống và các bữa ăn đóng hộp (bento) bởi các xe chở thức ăn nhỏ được đi dọc theo lối đi theo đợt. Một số chuyến cũng có máy bán hàng tự động với đồ uống và điện thoại trả tiền.

Wi-Fi miễn phí dần được sử dụng cho các chuyến tàu shinkansen trên khắp Nhật Bản và dự kiến là tất cả các chuyến tàu shinkansen sẽ được cung cấp Wi-Fi miễn phí vào năm 2020. Mạng Internet không dây hiện đã có sẵn trên các tàu mới nhất giữa Tokyo và Shin-Osaka, tuy nhiên bạn phải đăng ký trước tối thiểu một ngày trước khi lên tàu.

Tất cả các tàu shinkansen đều được trang bị nhiều nhà vệ sinh và đôi khi còn được phân chia theo giới tính. Ngoại trừ một số tàu cũ ra thì nhà vệ sinh của shinkansen đều mang phong cách phương Tây. Những tàu mới hơn cũng có nhà vệ sinh rộng rãi cho người sử dụng xe lăn. Bên ngoài sẽ có các góc để rửa tay với bồn rửa và gương lớn.


Hút thuốc

Việc hút thuốc bị cấm trên hầu hết các chuyến tàu shinkansen nhưng có Tokaido/Sanyo Shinkansen là ngoại lệ nổi bật vì là một trong số tàu chấp nhận việc hút thuốc cuối cùng tồn tại. Trên các đoàn tàu mới hơn dọc theo Tokaido/Sanyo Shinkansen chỉ cho phép hút thuốc trong các cabin nhỏ với hệ thống thông gió tốt giúp không để lại khói trên tàu.

Hành lý
Tàu Shinkansen có những chiếc hệ trên cao tương đối rộng rãi và có thể để vừa túi, vali cỡ vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có không gian cho hai đến ba chiếc vali cỡ lớn phía sau hàng ghế cuối cùng trong mỗi chiếc xe. Trên nhiều chuyến tàu shinkansen, chỗ để chân đủ rộng để bạn có thể đặt một chiếc vali ở phía trước mặc dù đây có thể không phải là giải pháp khiến bạn thoải mái nhất.

Theo quy định thì mỗi khách du lịch chỉ được phép mang tối đa hai kiện hành lý lên tàu (không bao gồm các túi nhỏ) và mỗi kiện đều không được nặng hơn 30kg và không được quá 250cm đối với chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều hành lý thì chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc về việc sử dụng dịch vụ giao hàng để chuyến đi trở nên thoải mái hơn cho bản thân và hành khách xung quanh.

Cách cư xử trên Shinkansen
- Đừng để vali hay đồ đạc chắn lối đi
- Hãy nói nhỏ nếu bạn đang có một cuộc trò chuyện
- Kiểm tra và báo cho người phía sau khi bạn ngả ghế và để lại về vị trí ban đầu trước khi ra khỏi tàu
- Để điện thoại di động của bạn ở chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại. Đừng nói chuyện trên điện thoại của bạn ngoài trừ khu vực giữa các khoang tàu.
- Xếp hàng trước khi lên hay xuống tàu


10. Tương lai xán lạn của tàu Shinkansen

Hiện nay tiếp tục có một số tuyến tàu Shinkansen mới đang được xây dựng như:
- Hokkaido Shinkansen: Mở rộng từ Hakodate qua Niseko và Otaru đến Sapporo vào năm 2030.
- Hokuriku Shinkansen: Mở rộng từ Kanazawa đến Tsuruga vào mùa xuân năm 2023 và qua Obama và Kyoto đến Osaka vào năm 2046.
- Kyushu Shinkansen (Tuyến Nagasaki): Một tuyến nhánh đến Nagasaki - nơi đang sử dụng một phần các tuyến đường thường xuyên hiện có. Dự kiến sẽ được hoàn thành vào mùa xuân năm 2023.
- Chuo Shinkansen: Tuyến mới này được sử dụng công nghệ Maglev, dự kiến sẽ kết nối Tokyo với Nagoya vào năm 2027 và với Osaka vào năm 2037.

Hi vọng bài viết sẽ mang tới cho bạn những hình dung cơ bản về Shinkansen huyền thoại Nhật Bản này. Nếu có dịp ghé thăm Nhật Bản, bạn hãy thử trải nghiệm Shinkansen một  lần để lưu giữ thêm những khoảnh khắc thú vị ở đất nước mặt trời mọc này nhé!


Bài viết liên quan