Văn hóa

Những ngày lễ quốc gia và ngày nghỉ lễ của Nhật Bản

Mục lục
1. Ngày đầu năm mới –元日 Gantan   - 1/1
2. Lễ Thành nhân - 成人の日 Seijin no Hi - Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 1
3. Ngày Kỷ niệm kiến quốc -建国記念の日 Kenkokukinen no Hi - 11/2
4. Ngày Xuân phân - 春分の日 Seibun no Hi - 20/3, 21/3
5. Ngày Chiêu Hòa - 昭和の日 Showa no Hi   - 29/4
6. Ngày Kỷ niệm Hiến pháp 憲法記念日  - 3/5
7. Ngày cây xanh みどりの日 -  4/5
8. Ngày Trẻ em こどもの日 Kodomo no Hi  - 5/5
9. Ngày của Biển - 海の日 Umi no Hi  - Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 7
10. Ngày của Núi 山の日 Yama no Hi  - 11/8
11. Lễ Obon お盆  - 13/8〜16/8
12. Ngày Kính lão - 敬老の日 Keiro no Hi  - Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 9
13. Ngày Thu phân - 秋分の日 Shubun no Hi  - 22/9, 23/9
14. Ngày Công dân Tokyo -都民の日 Tomin no Hi -  1/10
15.Ngày thể thao - 体育の日 Taiiku no Hi   - Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 10
16. Ngày Văn hoá - 文化の日 Bunka no Hi -  3/11
17. Ngày Cảm tạ lao động - 勤労感謝の日 Kinrokansha no Hi   - 23/11
18.Ngày Sinh nhật Thiên hoàng -天皇誕生日 Tenno Tanjobi  - 23/12
19. Lễ tất niên, tân niên 年末年始   -  28/12 ~ 4/1


Bạn đã từng nghe tới Ngày của Biển, Ngày của Núi hay Ngày Công dân Tokyo chưa? Đất nước Nhật Bản không chỉ khiến chúng ta cảm thấy đắm chìm trong sự hấp dẫn khi tìm hiểu về ẩm thực, văn hoá, lối sống mà còn cả về những kỳ nghỉ lễ của họ. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra lý do tại sao lại có những ngày lễ này nhé.


1. Ngày đầu năm mới –元日 Gantan 1/1


Ngày đầu năm mới là ngày quan trọng nhất trong năm ở Nhật. Vào ngày này, các gia đình sẽ dành thời gian cho nhau và các cửa hàng sẽ đóng cửa, bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới đến ngày mùng 3 tháng 1. Mỗi năm đối với người Nhật sẽ là một khởi đầu mới nên tất cả công việc sẽ được hoàn thành vào cuối năm trước và các bữa tiệc tất niên Bonenkai được tổ chức để đưa tiễn tất cả những rắc rối và phiền muộn của năm cũ. Các ngôi nhà sẽ được trang trí tỉ mỉ, những ngày trước năm mới mọi người sẽ chú ý về việc dọn dẹp hơn.

Ngày 1 tháng 1 luôn là một ngày tốt lành bởi người Nhật sẽ ngắm bình minh đầu tiên của năm mới, tục lệ Hatsuhinode 初日の出  theo truyền thống đại diện cho sự khởi đầu đầy mạnh mẽ và tràn trề năng lượng của năm mới. Vào đêm giao thừa và ba ngày đầu tiên của năm mới, họ sẽ thăm đền hoặc chùa để cầu nguyện, mong ước cho một năm thuận lợi, may mắn và bình an.

Đi lễ đầu năm được gọi là Hatsumode 初詣, thậm chí du khách nước ngoài cũng tham gia sự kiện truyền thống này. Trong ba ngày này, những ngôi chùa và đền thờ nổi tiếng thu hút hàng triệu chuyến viếng thăm của người dân địa phương. Ấn tượng nhất ở Hatsumode chính là ở tiếng chuông chùa lớn vang lên vào lúc nửa đêm giữa không gian tĩnh lặng đầy trang nghiêm.

Vào đêm giao thừa, món mì kiều mạch toshikoshi soba sẽ được xuất hiện trên bàn ăn. Món mì này tượng trưng cho tuổi thọ của con người, việc ăn mì cũng được coi như bạn đang cắt bỏ những điều xui xẻo của năm cũ vì mì toshikoshi rất dễ cắt đứt bằng đũa khi ăn.


Mì toshikoshisoba Nguồn ảnh: instagram


Không chỉ có mì kiều mạch, có rất nhiều món ăn đặc biệt trong suốt ngày đầu năm mới, đó là osechi ryori, rượu gạo ngọt otoso và món súp ozoni ăn cùng bánh nếp mochi.


Osechi ryori Nguồn ảnh: instagram


Rượu gạo ngọt otoso Nguồn ảnh: instagram


Súp ozoni ăn cùng bánh nếp mochi Nguồn ảnh: instagram


Nhắc đến năm mới cũng không thể không nghĩ tới những trò chơi truyền thống, nhưng gần đây mức độ phổ biến của chúng đã giảm dần. Có thể kể đến trò đánh cầu truyền thống hanetsuki với vợt được làm bằng gỗ, thả diều takoage và bài karuta.

Và tất nhiên, phong tục vô cùng phổ biến ở Nhật chính là gửi thiệp năm mới (Tiếng nhật là Nengajou 年賀状) , những tấm thiệp trang trí đặc biệt sẽ được gửi đi vào ngày 1 tháng 1, họ sẽ gửi thiệp cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp của mình cùng với lời chúc tốt đẹp nhất.


Thiệp năm mới Nguồn ảnh: instagram


2. Lễ Thành nhân - 成人の日 Seijin no Hi  - Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 1


Nguồn ảnh:Dick Thomas Johnson/Flickr.com


Ngày lễ Seijin no Hi, hay lễ thành nhân là một ngày lễ truyền thống của Nhật được tổ chức vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 1. “Nhân vật chính” tham gia lễ hội là những thanh niên tròn 20 tuổi. Tuy nhiên ngày nay quy định về số tuổi được tham gia đã không còn khắt khe như trước nữa, ngày lễ không chỉ bao gồm người 20 tuổi mà cả những ai 19 tuổi có ngày sinh giữa ngày mùng 2 của tháng tư năm trước và ngày mùng 1 tháng tư của năm hiện tại. Tất cả người đến tham dự đều nhận được những món quà nhỏ.

Các cô gái đến tuổi trưởng thành vào ngày lễ này sẽ khoác lên mình một bộ furisode, một loại kimono dài tay. Đặc điểm của trang phục này là ống tay dài và có màu sắc vô cùng sặc sỡ, thông thường ống tay áo sẽ dài từ 99-107cm. Và chỉ có những cô gái độc thân mới mặc furisode, nhưng vì giá cả khá cao nên hầu hết các cô gái đều lựa chọn đi thuê trang phục. Đi kèm với furisode chính là zori. Đó là những đôi dép được nâng cao ở phần đế, chất liệu tạo nên zori rất đa dạng nhưng phần lớn đôi dép này được làm từ gỗ. Ngoài ra việc tạo kiểu tóc đặc trưng cũng được coi là bắt buộc đối với những cô gái tham gia lễ thành nhân Seijin no Hi.

Đối với nam giới thì sao? Theo truyền thống, họ thường mặc kimono tối màu kết hợp cùng hakama. Hakama là chiếc quần ống cụt được buộc ở hông và kéo dài xuống mắt cá chân, loại hakama trang trọng nhất sẽ được may bằng lụa cứng có sọc, thường là màu đen cùng trắng. Có tất cả bảy nếp gấp dày ở loại phục trang này, đây được coi như 7 đức hạnh của một võ sĩ samurai. Có hai loại hakama: umanori và andon, umanori sẽ chia ống quần tương tự như quần thường, trong khi đó andon sẽ không chia (còn được gọi là hakama đèn lồng bởi dáng hình cuẩ chúng).
Sau buổi lễ, những con người chính thức trưởng thành này sẽ đến thăm một ngôi đền hoặc gặp gỡ bạn bè hay hội học sinh cùng lớp của mình.


3. Ngày Kỷ niệm kiến quốc -建国記念の日 Kenkokukinen no Hi  - 11/2


Nguồn ảnh: instagram


Tại Nhật Bản ngày 11 tháng 2 đánh dấu ngày quốc khánh, giống như Ngày Độc lập ở Hoa Kỳ hoặc Ngày Úc ở Australia, đây là ngày để bày tỏ lòng yêu nước và là một ngày lễ được đánh giá rất cao. Một số sự kiện ở Tokyo và những thành phố khác ở Nhật Bản để bạn có thể tham dự sự và bày tỏ sự kính trọng của mình. Trước khi tham gia bạn cần phải tìm hiểu qua một chút về lịch sử của ngày này. Kenkokukinen no Hi, Ngày kỉ niệm kiến quốc hay còn được gọi là ngày Đế Chế, là ngày công nhận sự lên ngôi của Jimmu - vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản. Ông đã lên ngôi vào năm 660 trước Công Nguyên. Trong suốt thời gian đã qua, ngày dương lịch của sự kiện đã được dịch chuyển một chút: ban đầu ngày này được tổ chức vào dịp năm mới, nhưng trong thời kỳ Meiji khi đất nước chuyển từ lịch âm của Trung Quốc sang lịch dương, Kenkokukinen no Hi đã  trở thành ngày 11 tháng 2.
Nếu bạn đang ở Tokyo, hãy đến với Omotesando Dori vào những giờ đầu tiên của buổi sáng sớm để tham gia cuộc diễu hành ngày quốc khánh. Ở đây bạn có thể nhìn thấy những người yêu nước vẫy cờ và mang mikoshi (một đền thờ Thần đạo Shinto di động) đến đền Meiji Jingu gần đó, ngôi đền này nằm ngay gần Công viên Yoyogi nổi tiếng ở Harajuku. Mỗi năm, ngày 11 tháng 2 tại đây và nhiều đền thờ thần đạo khác trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ kỷ niệm ngày kiến quốc còn được gọi là Kigensai - một trong những lễ hội lớn nhất của đền Meiji. Kigensai ở đây phải có đến hàng ngàn người tham gia diễu hành mang mikoshi đến. Ngoài ra tại Cung điện Hoàng gia cũng tổ chức lễ kỷ niệm. Nơi đây sẽ thu hút người dân từ khắp Tokyo và Nhật Bản đến để tỏ lòng kính trọng với nhà lãnh đạo quốc gia và ghi nhớ lịch sử  hào hùng. Bạn có thể để thăm đền Kashihara ở tỉnh Nara, người ta nói rằng ngôi đền này đã được xây dựng vào năm 1889 trên khu vực đã từng là nơi Jimmu trở thành hoàng đế vào ngày 11 tháng 2 năm 660 trước Công Nguyên. Ngôi đền này cũng khá gần với vị trí trí được cho là lăng mộ của Jimmu. Ở đây bạn cũng có thể được chiêm ngưỡng các cuộc diễu hành dành riêng để tôn vinh niềm tự hào dân tộc của người Nhật.


4. Ngày Xuân phân - 春分の日 Seibun no Hi  - 20/3, 21/3

Sự chuyển đổi từ mùa đông sang mùa xuân luôn được mong đợi ở Nhật Bản. Seibun no Hi là ngày lễ quốc gia của Nhật kỷ niệm mặt trời đi qua xích đạo từ bắc bán cầu tới nam bán cầu. Thời gian và ngày chính xác của mặt trời trên đường xích đạo thay đổi theo từng năm, nhưng thông thường Ngày xuân phân sẽ được tổ chức vào 20 hoặc 21 tháng 3. Seibun no Hi được biết đến đến như ngày thông báo sự kết thúc của mùa đông lạnh giá và bắt đầu mùa anh đào tuyệt đẹp đầy sức sống ở Nhật Bản.

Seibun no Hi thực sự là một phần của kỳ nghỉ kéo dài bảy ngày được biết đến với tên gọi “Haru no Higan”, trong đó Higan ở đây có nghĩa là thế giới khác. Là thời gian để mọi người tỏ lòng tôn kính đối với các linh hồn, đối với tổ tiên. Người dân Nhật Bản thường đi đến viếng thăm mộ gia đình và ăn bánh botamochi. Botamochi là một loại đồ ngọt được làm từ gạo nếp và bột đậu đỏ azuki, theo truyền thống của họ sẽ dùng làm lễ vật tại các đền thờ và các ngôi mộ.

Cách để có trải qua một ngày Seibun no Hi đầy ý nghĩa:
1. Có lẽ cách tốt nhất là dành thời gian để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của bạn đến với những người thân đã mất. Theo truyền thống Nhật Bản, bạn sẽ đến viếng thăm mộ người thân. Hoặc có thể hỏi bạn bè nếu gia đình họ cần sự giúp đỡ gì trong ngày này hay không.
2. Chuẩn bị bia hoặc rượu mơ umeshu cùng đồ ăn nhẹ và đi tới công viên gần nơi bạn sống cho một buổi ngắm hoa. Địa điểm hanami ấn tượng và nổi tiếng nhất ở Tokyo gồm Shinjuku Gyoen, Công viên Chidorigafuchi, Công viên Ueno,...


5. Ngày Chiêu Hòa - 昭和の日 Showa no Hi -  29/4



Ngày Chiêu Hoà được tổ chức tại Nhật Bản để kỉ niệm ngày sinh của Hoàng đế Showa hoặc Hirohito - vị hoàng đế của trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Showa là một cái tên được truy tặng cho Hoàng đế Hirohito sau khi ông qua đời vào năm 1989. Ngày Chiêu Hoà là một ngày lễ quốc gia và là một phần của Tuần lễ Vàng, bao gồm các ngày lễ đáng chú ý khác của Nhật Bản như Ngày kỉ niệm Hiến pháp (Kenpo kinenbi) vào 3 tháng 5, Ngày Cây xanh (Midori no Hi) vào 4 tháng 5 và Ngày trẻ em (Kodomo no Hi) vào ngày 5 tháng 5.

Trước năm 1985, sinh nhật của Hoàng đế Hirohito được tổ chức vào ngày 29 tháng 4, tuy nhiên, khi ông qua đời vào năm 1989, ngày 29 tháng 4 được chỉ định là Ngày Cây xanh, một ngày dành riêng cho thiên nhiên và môi trường. Hoàng đế Hirohito là người yêu thiên nhiên và là người đam mê trong lĩnh vực sinh học biển. Cung điện Hoàng gia trong thời gian ông trị vì có một phòng thí nghiệm dành riêng cho động vật biển. Hoàng cung và chính phủ Nhật Bản khuyến khích công chúng phản ánh ý kiến về tình trạng hiện tại của Nhật Bản và tương lai của đất nước. Đây cũng là thời gian để Nhật Bản tưởng niệm những sinh mạng đã mất trong Thế chiến II và ghi nhận những nỗ lực đã đạt được khi Nhật Bản đang trong quá trình phục hồi kinh tế và xã hội trong thời kỳ Showa. Mục đích của Showa no Hi là để nhìn lại những sự kiện sâu sắc của thế kỷ 20, hay cụ thể hơn là thời đại do hoàng đế quá cố Hirohito cai trị.

Nguồn gốc của Ngày Showa tương đối khó lý giải vì nó liên quan chặt chẽ với hai ngày lễ khác: Ngày sinh nhật của Hoàng đế và Ngày Cây xanh. Ngày sinh nhật của Hoàng đế thay đổi khi một vị hoàng đế mới lên ngai Hoa cúc, và chính từ những lễ đăng quang mới này, cả Ngày Chiêu Hoà  và Ngày Cây xanh đã ra đời.

Nếu bạn ví Ngày sinh nhật của Hoàng đế với một thân cây, thì Ngày Showa và Ngày Cây xanh giống như những cành cây. Khi Hoàng đế Showa qua đời, sinh nhật của ông - 29 tháng 4 - vẫn là một ngày lễ nhưng được tái lập thành Ngày Cây xanh để tôn vinh tình yêu thiên nhiên của ông. Một thời gian sau, chính phủ cảm thấy cần phải tách Ngày Cây xanh khỏi Hoàng đế quá cố và vì vậy ngày 29 tháng 4 đã trở thành Ngày Chiêu Hoà, trong khi Ngày Cây xanh chuyển sang ngày 4 tháng 5.

Với ngày 29 tháng 4 cho thấy bắt đầu Tuần lễ Vàng, nhiều người trên khắp Nhật Bản rời khỏi thành phố bận rộn của họ để sống đoàn tụ với gia đình và bạn bè ở một nơi nào đó yên bình hơn. Nếu bạn chọn ở lại thành phố, thường có những bài giảng công khai nơi chúng ta có thể tìm hiểu thêm về Thời đại Showa và lịch sử của Thế chiến II.


6. Ngày Kỷ niệm Hiến pháp 憲法記念日 -  3/5

Vào ngày 3 tháng 5 năm 1947, Hiến Pháp Nhật Bản (hay còn gọi là Hiến Pháp Hòa bình) đã được ký kết và kể từ đó ngày này trở thành một ngày lễ của quốc gia. Là một phần quan trọng của Tuần lễ vàng được mong đợi ở Nhật Bản, Ngày ki niệm Hiến pháp được tổ chức để kỷ niệm việc tuyên bố Hiến pháp sau chiến tranh của Nhật. Đây là ngày lễ thứ hai của Tuần lễ Vàng, ngày đầu tiên là Ngày Chiêu Hòa. Đối với người Nhật, những ngày lễ này cùng nhau đóng vai trò như một lời nhắc nhở về lịch sử hào hùng của Nhật Bản, không chỉ nhắc về những khó khăn mà họ đã trải qua mà còn vì sự tiến bộ vượt bậc đáng chú ý của họ.  

Hai năm sau sự kiện đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki, Tướng Douglas MacArthur của Hoa Kỳ đã làm việc với người Nhật để soạn thảo hiến pháp mới của họ. Được ký ngày 3 tháng 5 năm 1947, Hiến pháp Nhật Bản hiện còn được gọi là Hiến pháp Hòa bình. HIến pháp giới thiệu quyền của người lao động và nhân quyền và đảo ngược sự tiến bộ theo chủ nghĩa toàn trị bằng cách tuyên bố đất nước là một quốc gia hòa bình. Trong Thế chiến II, hầu hết các thành phố lớn - ngoại trừ Kyoto - đã bị tàn phá, vì vậy đất nước phải xây dựng lại từ đầu. Nhật Bản đã mất phần lớn lãnh thổ hải ngoại mà họ đã giành được từ năm 1984, và chỉ giành lại được chủ quyền vào năm 1952. Sự can thiệp kinh tế và hỗ trợ quốc tế đã tạo ra sự kỳ diệu đối với nền kinh tế của Nhật Bản, trong đó chứng kiến ​​Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế của thế giới.

Ngày Tưởng niệm Hiến pháp là thời gian để suy ngẫm về các sự kiện trong lịch sử của Nhật Bản. Để giúp mở rộng kiến ​​thức, các bài giảng công khai về Thế chiến II và lịch sử Nhật Bản cũng được tổ chức xung quanh các khu vực đô thị. Vì Ngày kỉ niệm Hiến pháp là một phần của Tuần lễ Vàng, nhiều người đã coi đây là cơ hội hiếm có để nghỉ ngơi và đoàn tụ với gia đình.


7. Ngày cây xanh みどりの日  - 4/5

Nghe đến đây chắc hẳn bạn cũng biết đây là ngày gì rồi phải không? Ngày kỷ niệm cây xanh là ngày lễ quốc gia ở Nhật được tổ chức hàng năm vào ngày 4/5, một ngày dành riêng cho việc thể hiện tình yêu của bạn với thiên nhiên. Trước đây, Midori no Hi chỉ dành cho cây cỏ khi Hoàng đế Showa gieo hạt giống đầu tiên, nhưng về sau, ngày lễ đã dần trở thành ngày trân trọng tất cả kỳ quan tạo hoá của mẹ thiên nhiên ban tặng, với màu sắc đa dạng hơn. Nguồn gốc của Ngày Cây xanh bắt đầu từ 29 tháng 4 năm 1989, nếu bạn đã từng tìm hiểu về những sự kiện lịch sử của Nhật Bản, về các thời đại thì có thể dễ dàng nhận ra 29 tháng 4 chính là ngày được chỉ định là ngày Tenno Tanjoubi - sinh nhật của hoàng đế sau khi hoàng đế Akihito kế vị vua Showa và lên ngôi Ngai Hoa cúc. Tuy nhiên tại thời điểm đó ngày 29 tháng 4 vẫn được coi là một ngày lễ với tên gọi là Midori no Hi. Chỉ đến năm 2007 chính phủ Nhật Bản mới chính thức tách Ngày Cây xanh ra khỏi khỏi ngày sinh nhật của hoàng đế bằng cách đổi tên ngày 29 tháng 4 thành ngày Chiêu Hòa và chuyển Midori no Hi thành mùng 4 tháng 5 hàng năm.  

Midori no Hi là một phần của 1 trong 3 kỳ nghỉ lễ lớn tuần lễ vàng của Nhật Bản, vì vậy mà nhiều người nhân cơ hội này để đi thăm người thân, bạn bè của mình. Đó cũng chính là lý do khiến mức độ các hoạt động xanh của mọi người không giống nhau.  Tuy nhiên các trình tự của sự kiện này vẫn bất biến không thay đổi. Bắt đầu sẽ là bài phát biểu ngày cây xanh từ hoàng đế Akihito, sau đó mọi người dân trên khắp Nhật Bản sẽ cùng nhau trồng cây. Ngoài ra còn có các cuộc diễu hành đầy màu sắc rực rỡ qua các thành phố lớn, đường phố thường sẽ được trang trí bằng những chiếc đèn lồng giấy. Đây sẽ là một danh sách nhỏ những điều bạn cần làm trong ngày Cây xanh để có thể tận hưởng ngày lễ này một cách trọn vẹn:

1. Bạn có thể bắt đầu bằng việc ghé thăm một khu vườn hoặc sở thú tại Nhật Bản. Vườn thú Ueno, Vườn Rikugien, Vườn Bách Thảo Jindai đều miễn phí vé vào cửa trong Ngày Cây xanh.
2. Tham quan Tháp Tokyo. Hãy ngắm nhìn Tháp Tokyo được chiếu sáng với ánh đèn nhiều màu sắc rực rỡ để tôn vinh sự sống động của thiên nhiên.
3. Uống xanh. Vụ mùa trà xanh đầu tiên thu hoạch trong tuần lễ vàng được đánh giá là có hương vị vô cùng tuyệt vời. Vậy tại sao bạn không thử ghé thăm một quán trà tại Nhật nhỉ?  
4.  Ăn xanh. Hãy ăn một bữa ăn thuần chay hoặc tự nấu cho mình bữa ăn bằng các nguyên liệu hữu cơ tốt cho sức khỏe.  
5. Sống xanh. Ngày Cây xanh là ngày để chúng ta đánh giá, xem lại về cách sống của mình và những hành động của bản thân trong việc bảo vệ Trái Đất.  Tại sao bạn không thử sống xanh bằng cách lãng phí ít hơn, dừng việc mua những đồ không cần thiết và đi bộ nhiều hơn?


8. Ngày Trẻ em こどもの日 Kodomo no Hi -  5/5


Nguồn ảnh: instagram


Ngày trẻ em cũng được coi là một ngày lễ ở Nhật Bản. Kodomo no Hi là ngày lễ kỷ niệm thường niên tại Nhật được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5. Ngày thiếu nhi đã từng được gọi là ngày của các cậu bé, đây là một ngày kỷ niệm trong tuần lễ vàng Nhật Bản bao gồm Ngày sinh của hoàng đế, Ngày Chiêu Hòa, Ngày kỷ niệm Hiến pháp và Ngày Cây xanh.

Người Nhật cho rằng mùng 5 tháng 5 là một ngày để nhắc nhở vai trò của xã hội trong việc tôn trọng quyền trẻ em, bảo vệ những quyền và lợi ích của thiếu nhi. Ngày trẻ em của Nhật Bản đã được tổ chức và được coi là một ngày lễ quốc gia từ năm 1948, chỉ 3 năm sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Kodomo no Hi ban đầu được gọi là Tango no Sekku, tổ chức dựa trên lịch âm (thường là vào ngày 5 của mặt trăng thứ năm). Sau khi Nhật Bản thông qua lịch dương, lễ kỷ niệm Tango no Sekku đã được ấn định là ngày mùng 5 tháng 5 dương lịch. Từng được cho là một lễ kỷ niệm tôn giáo khi tổ chức cùng với các nghi lễ thực hiện với mục đích xua đuổi tà ma, thường diễn ra vào đầu mùa hè hoặc những tháng mưa ở Nhật Bản. Sau đó đã được đổi thành ngày của các cậu bé để phân biệt với ngày dành cho các bé gái. Thông qua một đạo luật được các nhà lập pháp chính phủ Nhật Bản đồng ý, ngày mùng 5 tháng 5 được chỉ định định để cảm ơn các bà mẹ và chúc mừng cho sự hạnh phúc của thiếu nhi.

Koinobori, diều cá chép với những màu sắc rực rỡ rất phổ biến trong ngày này. Đối với người Nhật, số lượng diều cá chép tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình. Màu sắc của cá chép còn là biểu tượng cho sức mạnh, hạnh phúc, tuổi thọ. Trong ngày này mọi người sẽ cùng thưởng thức bánh kashiwamochi và bánh chimaki (một loại bánh hơi giống bánh tro của Việt Nam).


Bánh kashiwamochi Nguồn ảnh: instagram


“Búp bê tháng 5” Gogatsu Ningyo được trưng bày trong nhà và cả những cửa hàng. Chúng còn được gọi là Búp bê Samurai vì trang phục giống như của một samurai truyền thống. Tuy Gogatsu Ningyo có thể được trưng bày cả năm nhưng phần lớn các gia đình chỉ bày búp bê ngay trước ngày trẻ em. Ngày nay các nhà máy sản xuất búp bê đã điều chỉnh lại kích cỡ nhỏ hơn để phù hợp với quá trình đô thị hoá ngày càng tăng ở Nhật Bản, khi mà người tiêu dùng đều ưa chuộng những đồ trang trí nhỏ để có thể trưng bày trong các căn hộ nhỏ.



9. Ngày của Biển - 海の日 Umi no Hi  - Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 7

Ngày Của Biển là một ngày lễ được tổ chức vào thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 7 tại Nhật Bản. Đó là một ngày để người dân Nhật Bản thể hiện sự biết ơn của họ đối với biển và đại dương bởi vai trò đối với nền kinh tế của họ. Từng được gọi là ngày đại dương, ngày biển hay Umi no Hi, Ngày của Biển chỉ được trở thành một ngày lễ sau khi được công nhận trên toàn quốc tại Nhật Bản vào năm 1996. Trước đó ngày này hoàn toàn không được coi như một ngày lễ và kể từ năm 2003, Umi no Hi được tổ chức vào thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 7. Ngày ngày của biển được thành lập vào năm 1941 để đánh dấu kỷ niệm sự trở lại năm 1876 của hoàng đế Meiji tại cảng Yokohama trên chiếc thuyền buồm sau một chuyến tham quan vùng Tohoku và Hokkaido.  

Umi no Hi Được coi như một ngày lễ để bày tỏ lòng biết ơn đối với những món quà của biển, để tôn vinh tầm quan trọng của đại dương và cầu nguyện cho sự thịnh vượng của Nhật Bản như một quốc gia hàng hải. Ban đầu, ngày lễ này được tổ chức vào 20 tháng 7 nhưng đã được thay đổi lại để tạo ra hệ thống ngày nghỉ “Thứ Hai Vui Vẻ” (đa số những ngày nghỉ hoặc ngày lễ tại Nhật sẽ rơi vào thứ Hai). Vì đây là một ngày lễ hiện đại thế nên sẽ không có những nghi lễ truyền thống đặc biệt nào liên quan đến ngày này. Tuy nhiên trong lễ kỷ niệm Ngày của Biển, tất cả các thủy cung quốc gia sẽ tổ chức các sự kiện đặc biệt, các cuộc thi thể thao dưới nước, các chương trình hay các hoạt động văn hóa có liên quan đến biển. Đôi khi nhiều người sẽ tận dụng kỳ nghỉ này để có một ngày vui chơi hết mình tại biển.


10. Ngày của Núi 山の日 Yama no Hi  - 11/8

Hơn 73% địa hình của Nhật Bản là miền núi, Ngày của Núi, ngày lễ mới nhất của Nhật Bản chắc chắn sẽ là một phần không thể thiếu của danh sách này.  Đây là ngày được tạo ra để tôn vinh và cảm ơn những phước lành của các ngọn núi đã mang lại, Yama no Hi chính thức được công bố vào năm 2014, sau đó vào năm 2016 lễ hội đầu tiên đã được tổ chức. Yama no Hi diễn ra hàng năm vào ngày 11 tháng 8, đặc biệt, Ngày của Núi đã đưa tổng số ngày nghỉ lễ tại Nhật lên đến con số 16, nhiều hơn bất kỳ quốc gia G8 nào khác.  

Trước khi ngày của núi chính thức được thông qua như một ngày lễ quốc gia, nó đã được tổ chức vào ngày 11 tháng 8 ở nhiều nơi trên khắp Nhật Bản. Lý do mà họ chọn ngày này vì tháng 8 khi viết trong chữ Hán (八)  trông giống như hình ảnh của một ngọn núi và con số 11 lại trông như hai cây cổ thụ vững chãi. Ngoài ra thì không còn ngày nghỉ lễ nào khác trong tháng 8 năm nên người ta hy vọng rằng mọi người sẽ tạm ngừng làm việc vất vả để tận hưởng vẻ đẹp của những ngọn núi. Hơn nữa, việc tổ chức ngày lễ này sẽ thúc đẩy chi tiêu của nền kinh tế. Hãy đến với tỉnh Nagano và Yamanashi, nơi nổi tiếng với rất nhiều cảnh đẹp và vô vàn những ngọn núi hùng vĩ. Quang cảnh thiên nhiên nơi đây nhất định sẽ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp bởi  sự tráng lệ. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có có những nghi lễ được thành lập để tôn vinh ngày lễ này, mọi người vẫn cho rằng cách tốt nhất là nên dành thời gian kết nối khám phá các những ngọn núi bằng cách đi bộ hoặc leo núi cùng với bạn bè và người thân của mình.

Cách tuyệt vời nhất để tận hưởng Ngày của Núi:
1. Đi bộ đường dài và hòa mình cùng với thiên nhiên để tiếp cận núi Takao ở phía tây Tokyo. Ngọn núi này là một trong những nơi dễ dàng nhất để bạn có thể khám phá phong cảnh vùng cao, ngoài ra cũng có rất nhiều con đường mòn có sẵn giúp bạn chỉ mất 90 phút để có thể tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp mê hoặc của thiên nhiên. Những ngọn núi nổi tiếng khác ở gần đó gồm có núi Mitake, núi Mito, Tsukuba và Mitsutoge.

2. Nếu bạn không thể tự mình để những vùng núi nhưng vẫn muốn được nhìn thấy chúng.Tại sao không thử ngắm nhìn qua đài quan sát? Trung tâm hành chính thành phố Bunkyo cung cấp tầm nhìn hướng về núi Phú Sĩ nổi tiếng hoàn toàn miễn phí cho bạn.

3. Bạn không cần phải là một họa sĩ chuyên nghiệp để có thể vẽ. Hãy sáng tạo và phác họa hình ảnh ngọn núi yêu thích của bạn như một cách để kỷ niệm Yama no Hi. Đây cũng là một cách để giảm căng thẳng tuyệt vời sau những giờ làm việc vất vả. Hãy giải phóng sự sáng tạo về hội hoạ của bản thân và rủ bạn bè tham gia cùng nhé.

4. Nếu bạn thích một trải nghiệm thiên về nghỉ dưỡng hơn thì đến thăm một  thị trấn onsen sẽ là một lựa chọn chọn đúng đắn. Bạn có thể chọn một onsen ở gần mình hoặc hãy đến Oedo Onsen Monogatari, nơi sẽ giúp bạn có một Ngày của Núi trọn vẹn.


11. Lễ Obon お盆 -  13/8〜16/8

Lễ Obon được bắt nguồn từ câu chuyện một đệ tử nhà Phật đã tu luyện phép thuật nhiều năm và muốn dùng nó để báo hiếu mẹ. Ông đã tìm đến Đức Phật xin cứu giúp khi thấy mẹ bị đày xuống địa ngục và nhận được câu trả lời rằng phải dâng lễ vật lên thầy tu vào ngày 15 tháng 7 và mẹ ông đã được siêu thoát. Từ đó người ta đã tổ chức lễ hội Obon hàng năm để tưởng nhớ về ông bà tổ tiên, người dân Nhật Bản cũng thường nhân dịp này để trở về thăm quê nhà.

Các gia đình cũng cẩn thận chuẩn bị đồ lễ để cũng tổ tiên bao gồm trái cây, rượu sake, gạo, trà xanh và đồ ngọt truyền thống đặc biệt là những loại có hình cánh sen, những lễ vật dâng lên bàn thờ được gọi là Ozen お膳.

Vào ngày đầu tiên của lễ hội, những chiếc đèn lồng giấy sẽ được thắp sáng nếu như đó là lễ Obon đầu tiên sau khi một người thân trong gia đình qua đời. Người ta gọi đây là ngọn lửa chào mừng dẫn được cho các linh hồn trở về nhà - Mukaebi 迎え火. Tổ tiên của họ cũng sẽ được tiễn đưa bằng một ngọn lửa khác gọi là Okuribi 送り火. Những chiếc đèn lồng có thể được đặt trên bờ sông hoặc bờ biển được gọi là Toronagashi 灯籠流し.

Ngày lễ này không thể thiếu một phần quan trọng đó chính là những điệu nhảy Bon Odori 盆踊り xuất hiện từ hàng ngàn năm trước được diễn ra cung quanh một yagura, một sân khấu có người hát và những người chơi các nhạc cụ truyền thống như trống taiko, kèn, sáo, đàn shamisen. Các vũ công nhảy thành một vòng tròn lớn xung quanh yagura. Nếu muốn được hòa mình tận hưởng trọn vẹn không khí của lễ hội Obon, bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ yukata.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về ngày lễ này, mời bạn tham khảo bài viết:  6 điều bạn cần biết về Obon - một trong những ngày lễ lớn nhất của Nhật Bản.


12. Ngày Kính lão - 敬老の日 Keiro no Hi  - Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 9

Đối với những người không sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, sự khác biệt về văn hóa giữa Nhật Bản và đất nước của chúng ta có thể rất nhiều. Có một điều mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đã nhận thấy, đó là sự tôn trọng của Nhật Bản đối với người lớn tuổi. Bạn có thường xuyên hỏi tuổi cuả mọi người ở Nhật Bản không? Bạn đã bao giờ được hỏi tuổi bởi một người lạ chưa?

Ban đầu thì nó là một phong tục địa phương tại một ngôi làng ở tỉnh Hyogo, sau đó đã trở thành một lễ kỷ niệm toàn quốc dành riêng cho những người lớn tuổi với những đóng góp của họ cho xã hội. Ban đầu được gọi là “Ngày của người già”, “Ngày tôn trọng người cao tuổi” (Keiro no Hi, 敬老の日), đã trở thành một ngày lễ quốc gia từ năm 1966 và nó diễn ra vào ngày thứ hai thứ ba của mỗi tháng 9 để tạo ra một cuối tuần có 3 ngày.

Ban đầu, bất cứ ai đến ngưỡng 100 tuổi đều được chính phủ Nhật Bản tặng một cốc sake bạc nguyên chất. tại thời điểm đó chỉ có 153 người đủ điều kiện để nhận quà tặng. Nhưng giờ đây khi số người già ngày càng tăng, chính phủ đã quyết định giảm chi phí bằng cách thay món quà đó thành chiếc cốc mạ bạc.

Người dân ở Tokyo cũng có rất nhiều hoạt động để kỷ niệm ngày này, ví dụ như:
Nói chuyện với ông bà hay những người lớn tuổi xung quanh bạn. Nếu như bạn không có thời gian gặp trực tiếp thì cũng có thể gửi đi một tin nhắn hay một cuộc gọi.
Làm những hành động nhỏ như là xách hộ túi xách, giữ cửa hay nhường chỗ ngồi cho người già trên tàu hoặc xe bus.
Liên lạc với trung tâm cộng đồng địa phương của bạn nếu họ đang có hoạt động nào đó cho cư dân và bạn có thể tham gia tình nguyện.
Xem một số chương trình đặc trưng của Nhật Bản về người lớn tuổi của Nhật Bản.
Người lớn tuổi có rất nhiều kiến thức và họ luôn sẵn lòng chia sẻ nó. Như Mahatma Gandhy từng nói rằng “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học hỏi như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” Vậy tại sao bạn không hỏi họ về những kinh nghiệm sống hay vấn đề gì đó mà bạn quan tâm và chia sẻ lại với họ một vài điều mà bạn biết nhiều hơn?


13. Ngày Thu phân - 秋分の日 Shubun no Hi  - 22/9, 23/9

Ngày Thu phân (Shubun no Hi, 秋分の日) theo tiếng Latin là “Equinox” có nghĩa là ngày và đêm bằng nhau, được diễn ra trong khoảng ngày 22~23/9. Trước đây, ngày này được cho là xuất phát từ Thần đạo và Phật giáo gọi là Shuki Koreisai. Tuy nhiên sau thế chiến thứ hai, chính phủ Nhật Bản đã tách tôn giáo này ra khỏi nhà nước thông qua hiến pháp sau chiến tranh và ngày nay đã được đổi tên thành một ngày lễ phi tôn giáo.

Mặc dù bị đổi nhưng ý nghĩa tôn giáo của ngày lễ ngày vẫn còn. Theo sau cả hai mùa thu và mùa xuân là ngày lễ Phật giáo Ohigan được hiểu nôm na theo nghĩa đen là “bờ bên kia”. “Bờ” này được ám chỉ là sự giác ngộ, vậy nên ngày lễ này đi liền với 6 thực hành (paramitas): rộng lượng, đức hạnh, kiên nhẫn, nỗ lực, tập trung, thiền định và trí tuệ.

Trong ngày này, mọi người sẽ cùng gia đình đi viếng mộ tổ tiên và đền thờ. Mọi người cũng ăn mừng với nhau vì thời tiết tốt và thu hoạch mùa thu bằng cách tham gia các hoạt động ngoại trời và ăn đồ ăn nhẹ Shibun no Hi như botomachi - loại bánh ngọt được làm từ gạo nếp và bột azuki.


14. Ngày Công dân Tokyo -都民の日  - Tomin no Hi 1/10


Nguồn ảnh: instagram


Tomin no Hi, hay còn gọi là Ngày công dân, là một ngày lễ đặc biệt ở Tokyo diễn ra vào ngày 1 tháng 10. Vào ngày này, các hoạt động khác nhau được tổ chức tại nhiều cơ sở, và một số cơ sở thậm chí còn mở cửa miễn phí cho công chúng.

Nếu bạn là kiểu người thích thư giãn, thư thái tham quan mọi thứ thì đây chắc chắn không phải là ngày lý tưởng để bạn ghé thăm bất kỳ sở thú, bảo tàng hoặc phòng trưng bày nào vì không mất phí vào cửa nên nhiều cơ sở cực kỳ đông đúc trong ngày này.


15.Ngày thể thao - 体育の日 Taiiku no Hi  - Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 10


Nguồn ảnh: instagram


Ngày thể thao 体育の日 là một ngày lễ quốc gia của Nhật Bản được tổ chức hàng năm vào thứ hai thứ hai của tháng 10. Ngày lễ này ra đời vào năm 1966 sau Thế vận hội Tokyo 1964 để khuyến khích mọi người hãy sống lành mạnh và năng động. Mặc dù Thế vận hội thường được tổ chức vào mùa hè nhưng ngày lễ này lại chọn tổ chức vào tháng 10 để tránh những cơn mưa rào.

Đúng với tinh thần Olympic, Ngày thể thao không chỉ là về thể dục, mà còn là dịp mọi người vui chơi với nhau. Vậy nên cách tốt nhất để đánh dấu ngày này là với một ngày thao diễn, được biết đến trong tiếng Nhật là undoukai 運動会. Vào ngày này, tất cả các trường học và doanh nghiệp tại Nhật Bản đều tổ chức thế vận hội và mỗi undokai sẽ có một lịch trình độc đáo khác nhau.

Một trong những mô tả hay nhất về sức khỏe đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nơi đã không thay đổi định nghĩa về sức khỏe của họ kể từ năm 1948: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội, không chỉ đơn thuần là có bệnh hay có không có bệnh.”


16. Ngày Văn hoá - 文化の日 Bunka no Hi  - 3/11


Nguồn ảnh: instagram


Đúng như tên gọi của nó, Ngày văn hóa dành riêng cho tất cả những thứ liên quan đến văn hóa của người Hồi giáo, cụ thể là các thành tựu nghệ thuật, khoa học và học thuật. Được nhận ra lần đầu tiên vào năm 1948 để kỷ niệm Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản thành lập vào ngày 3 tháng 11 năm 1946 để tuyên bố chủ nghĩa hòa bình, chủ quyền. Từ đó, Ngày văn hóa (Bunka no Hi, 文化の日) được tổ chức vào cùng một ngày với ngày kỷ niệm Hiến pháp Hòa bình hàng năm. Nếu ngày 3 tháng 11 rơi vào thứ bảy hoặc chủ nhật, thì ngày nghỉ lễ được chuyển sang thứ hai tiếp theo.

Trên khắp đất nước, cả chính quyền địa phương và tỉnh đều sử dụng ngày này để tổ chức triển lãm nghệ thuật, lễ trao giải và diễu hành. Một trong những tiết mục nổi tiếng nhất là Hakone Damiyo Gyoretsu (箱根大名行列), Cuộc diễu hành của Chúa tể Feudal, minh họa các khía cạnh văn hóa của thời Edo thông qua trang phục và âm nhạc.


17. Ngày Cảm tạ lao động - 勤労感謝の日 Kinrokansha no Hi -  23/11

Ngày 23 tháng 11 còn được gọi là Ngày Cảm tạ lao động (Kinro Kansha no Hi, 勤労感謝の日) tại Nhật Bản. Tương tự như những ngày lễ tạ ơn khác trên khắp thế giới, ngày lễ này được tổ chức vào mùa thu. Ngày Cảm tạ lao động (cùng với một số ngày lễ khác) có sau khi thành lập hiến pháp sau chiến tranh của Nhật Bản, nhưng sự khởi đầu của ngày lễ tri ân này thực ra lại bắt nguồn từ lễ hội thu hoạch Shinto cổ đại, “Ni Niame Sai Sai” 新嘗祭. Ngày lễ này không chỉ dành riêng cho sản xuất, mà còn để cảm ơn những người lao động.

Vào ngày này, các học sinh sẽ chuẩn bị thiệp hoặc quà tặng để gửi tặng cho cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên bệnh viện,... để cảm ơn vì những đóng góp của họ. Các doanh nghiệp cũng nhân cơ hội này để nhìn lại những thành tích của họ và gửi lời chúc mừng đến các nhân viên đã cống hiến cùng họ.


18.Ngày Sinh nhật Thiên hoàng -天皇誕生日 Tenno Tanjobi  - 23/12


Nguồn ảnh: instagram


Sinh nhật Thiên hoàng 天皇誕生日 là một ngày lễ quốc gia trong lịch sử Nhật Bản. Ban đầu nó được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 (ngày sinh của hoàng đế Showa) sau đó chuyển sang ngày 23 tháng 12 hàng năm khi hoàng đế Akihito kế vị ông. Mặc dù vậy nhưng ngày 29 tháng 4 vẫn được coi là một ngày nghỉ lễ dưới một cái tên khác.


Nguồn ảnh: Youtube


Tokyo được coi là nơi tốt nhất để ăn mừng ngày lễ này. Hàng năm, hoàng đế Akihito và hoàng hậu Michiko sẽ cùng với các thành viên khác trong gia đình xuất hiện tại ban công cung điên để chào đón hàng chục ngàn người đến Cung điện Hoàng gia. Nhưng đổi lại, chế độ quân chủ sẽ được chào đón bởi những vị khách vẫy bằng cờ Nhật Bản trước khi được đi vào tham quan khu vực bên trong tòa nhà.


19. Lễ tất niên, tân niên 年末年始 Nenmatsu.nenshi - 28/12 - 4/1

Trong tháng 12, những đồng nghiệp và bạn bè sẽ cùng nhau tụ họp để ăn tất niên (bounenkai). Ngoài ra mọi người còn nhân dịp này để gửi oseibo (quà tặng cuối năm) cho nhau hay còn viết và gửi thư nengajo (bưu thiếp chúc mừng năm mới) vào tháng này để chúng đến tay người nhận vào ngày đầu năm mới. Người dân Nhật Bản cũng chuẩn bị những phong bao lì xì cho trẻ em vào dịp năm mới gọi là otoshidama お年玉.

Vào ngày đông chí, Nhật Bản thường có một số phong tục như ăn kabocha (bí ngô Nhật), tắm yuzu (yuzu-yu). Họ còn thực hiện tổng vệ sinh nhà cửa, cơ quan và trường học trước kỳ nghỉ năm mới. Giống như đào, mai, quất thường được mua về để trang trí năm mới ở Việt Nam, người Nhật sẽ dùng một cặp kadomatsu 門松 có nghĩa là “cổng thông” để đặt trước cửa chào đón linh hồn tổ tiên hoặc “Thần nông”, một phần vì nó là biểu tượng của sự trường thọ, sức sống và vận may. Bên cạnh đó họ còn dùng hai chiếc bánh kagamimochi 鏡餅 đặt chồng lên nhau để dâng lên thần linh trong năm mới.


Bài viết liên quan