10 nghi thức xã giao trong kinh doanh của người Nhật
Mục lục
1. Cởi áo khoác trước khi vào tòa nhà hay văn phòng
3. Lên thang máy theo đúng thứ tự ưu tiên
4. Cúi đầu cho đến khi cửa thang máy đóng hoàn toàn
6. Ngồi đúng theo vị trí phù hợp với địa vị
7. Đặt danh thiếp của bạn ở dưới danh thiếp của khách khi trao đổi danh thiếp
8. Để danh thiếp của đối tác ở trên bàn
9. Đợi khách của bạn nhấp 1 ngụm trà trước
10. Học về lời mở đầu và lời kết thúc trong thư tín thương mại
Trong thế giới kinh doanh có tốc độ phát triển thần tốc như hiện nay, công việc của bạn không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng sang cả các đối tác nước ngoài. Vì thế, việc hiểu rõ các quy tắc trong kinh doanh là một trong những chìa khóa then chốt đưa bạn đến gần với thành công. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế và đang có rất nhiều chính sách đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam, hơn nữa người Nhật vốn đã rất nổi tiếng là tỉ mỉ, chuyên nghiệp, trọng nghi lễ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem người Nhật coi trọng điều gì trong kinh doanh qua 10 nghi thức xã giao cơ bản dưới đây để không gặp phải những sự cố bối rối đáng tiếc nhé!
1. Cởi áo khoác trước khi vào tòa nhà hay văn phòng
Vào mùa đông, khi gặp gỡ đối tác, bạn nên cởi chiếc áo khoác ngoài của mình, gập nó vào cánh tay trước khi bước vào tòa nhà hoặc văn phòng, không nên dừng lại trong sảnh bởi sẽ vướng đường đi của nhân viên và các khách hàng khác.
Khi đến văn phòng làm việc của người khác, bạn nên đến sớm một chút và đợi ở phòng chờ trước khi được mời vào. Trên thực tế, đây cũng là phép lịch sự thông thường khi bạn ghé thăm công ty hoặc đến nhà của ai đó.
3. Lên thang máy theo đúng thứ tự ưu tiên
Không chỉ ở Nhật Bản mà dường như việc ưu tiên thứ tự khi đi thang máy cũng đã trở thành một nét văn hóa đẹp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đương nhiên, những người có địa vị cao hơn và khách hàng sẽ vào trước, người có địa vị thấp hơn sẽ bước vào cuối cùng và đứng gần vị trí điều khiển nút đóng, mở thang máy.
4. Cúi đầu cho đến khi cửa thang máy đóng hoàn toàn
Tại các cửa hàng cao cấp ở Nhật Bản, thông thường, nhân viên sẽ đưa khách hàng ra ngoài sau khi họ mua đồ. Đây cũng là một nghi thức quen thuộc trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên, giả sử nơi làm việc của bạn ở tầng trên nơi làm việc của đối tác, bạn sẽ đi cùng thang máy đến tầng của họ thay vì phải đến tận trước cửa văn phòng.
Một điều nữa là, trong khi chờ thang máy tiễn khách hàng, bạn nên ở đó đợi cùng họ trước khi nói lời tạm biệt và thể hiện sự cảm ơn, tôn trọng bằng một cái cúi đầu cho đến khi thang máy đóng cửa.
Tham khảo thêm bài viết: Văn hóa thang máy ở Nhật
Bạn có từng bao giờ thắc mắc rằng tại sao người Nhật lại gõ cửa 3 lần trước khi bước vào phòng chứ không phải 2 lần. Người ta cho rằng, chỉ gõ cửa 2 lần trong trường hợp muốn kiểm tra xem phòng tắm đã có ai chưa.
6. Ngồi đúng theo vị trí phù hợp với địa vị
Xã hội Nhật Bản thường quan tâm đến địa vị trong các mối quan hệ xã hội. Rõ ràng là như vậy, nhân viên cấp cao hơn được coi là có địa vị cao hơn, và với khách hàng, cũng có khách hàng nhiều kinh nghiệm hơn, khách hàng lớn tuổi hơn. Nhìn vào biểu đồ trên bạn có thể thấy, trung tâm của căn phòng là người lãnh đạo cuộc họp (議長 - gichou) và người có vị trí cao nhất sẽ ngồi ở bên trái người lãnh đạo cuộc họp.
7. Đặt danh thiếp của bạn ở dưới danh thiếp của khách khi trao đổi danh thiếp
Khi trao đổi danh thiếp, hãy đặt danh thiếp của bạn ở dưới danh thiếp của khách hàng để thể hiện sự tôn trọng. Nếu sau ba lần, khách hàng vẫn lịch sự để danh thiếp của bạn ở trên thì lúc đó cũng có thể vui vẻ đồng ý.
8. Để danh thiếp của đối tác ở trên bàn
Người Nhật có một hệ thống các quy tắc riêng về việc trao, nhận danh thiếp. Một điều lưu ý là, sau khi nhận được danh thiếp của ai đó, bạn không nên ngay lập tức nhét nó vào túi xách. Điều này có nghĩa bạn không coi trọng vị đối tác của mình. Tuy nhiên, để danh thiếp của đối tác trên bàn trong toàn bộ cuộc gặp gỡ cũng bị coi là mất lịch sự, vì nó ám chỉ bạn đã hoàn toàn quên sự có mặt của nó. Vì vậy, một lời khuyên là bạn nên cất danh thiếp trước khi cuộc họp bắt đầu, trong khi đối tác đang xem tài liệu hoặc làm một việc gì đó để tránh sự chú ý.
9. Đợi khách của bạn nhấp 1 ngụm trà trước
Khi đến văn phòng khách hàng, bạn có thể được mời một tách trà xanh. Việc uống trà ngay khi nó được mang đến mặc dù thể hiện được lòng cảm kích của bạn nhưng dường như điều đó cũng có ý ám chỉ bạn đang quan tâm đến thức uống này hơn là đối tác kinh doanh của bạn và nội dung. Vì vậy, theo thông lệ, hãy chờ khách của bạn nhấp một ngụm trà trước và thường thì trà của Nhật được phục vụ nóng nên đợi một khoảng thời gian để trà nguội đi một chút cũng là điều cần thiết.
10. Học về lời mở đầu và lời kết thúc trong thư tín thương mại
Đối với việc gửi thư cá nhân ở Nhật Bản, bạn có thể mở đầu bằng “~様へ” (Đến ông, bà) và kết thúc bằng “~より” (yori - Được gửi từ). Nhưng trong thư tín thương mại, để thể hiện sự trang trọng, bạn nên mở đầu bằng “拝啓” (Haike - Kính gửi ông, bà) và kết thư bằng “敬具” (Keigu - Kính thư). Bạn có thể truy cập https://nihongoshark.com/business-japanese/ để tìm hiểu thêm về văn phòng của thư tín thương mại và với những người trình độ tiếng Nhật còn ở mức sơ cấp, link sẽ cung cấp cho bạn nhiều từ vựng cơ bản cần thiết.
Trong quá trình làm việc cùng nhau, có nhiều nghi thức được bỏ qua để thể hiện sự thân thiết nhưng bạn nên nắm bắt “như lòng bàn tay” 10 nghi thức xã giao cơ bản nhất trên đây để xây dựng được mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với đối tác của mình.
Bài viết liên quan
Bài viết gần đây
-
Du lịch Obihiro với những trò chơi hấp dẫn
-
Bunraku - Nghệ thuật múa rối độc đáo của Nhật Bản
-
Tận hưởng không khí bốn mùa tại Hasedera - một ngôi chùa đầy hoa ở Nara
-
7 địa điểm tận hưởng bốn mùa ở yoshino
-
Huis Ten Bosch - Vương quốc ánh sáng lớn nhất thế giới ở Nagasaki
-
Những bãi biển xinh đẹp nhất Nhật Bản không thể bỏ lỡ