Truyền thống
Văn hóa

Nét đẹp truyền thống của Nhật Bản - Guốc mộc Geta

Mục lục
1. Tìm hiểu về guốc mộc Geta
2. Các loại guốc Geta
3. Cách làm guốc Geta
4. Trang phục phù hợp với Geta
5. Đi bộ bằng Geta không hề đau chân
6. Mua guốc Geta ở đâu Nhật Bản?



Bên cạnh bộ quốc phục của Nhật Bản - Kimono, người Nhật còn rất tự hào về những nét văn hóa truyền thống khác như trâm cài Kanzashi, thắt lưng Obi, vớ Tabi,... Còn một phụ kiện nữa cũng đóng góp phần quan trọng không kém trong những nét đẹp truyền thống của con người đất nước mặt trời mọc - đó là đôi guốc mộc Geta. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc điểm, lịch sử và kiểu dáng của đôi guốc mộc nổi tiếng này.



1. Tìm hiểu về guốc mộc Geta

Geta là một loại dép được kết hợp giữa guốc và dép xỏ ngón. Nguyên liệu truyền thống làm nên đôi dép này chính là gỗ và vải dù, vì vậy, chúng nổi tiếng bởi độ bền rất cao. Ban đầu, Geta được thiết kế với mục đích rất thiết thực, đôi guốc được làm cao hơn các loại dép thông thường bằng việc gắn thêm những chiếc răng dưới đế dép, vì vậy, người đi có thể tránh được bụi bẩn, nước mưa và thậm chí là cả tuyết nữa. Từ đó, bắt đầu từ thế kỷ thứ 20, đối guốc mộc Geta đã trở thành một vật dụng thiết yếu, không thể thiếu của mỗi người dân Nhật Bản. Trải qua nhiều giai đoạn của thời gian, guốc Geta từ đó cũng có nhiều kiểu dáng và phong cách hơn.




Sự phát triển của Geta  qua các giai đoạn lịch sử:

- Từ thời Nara cho đến trước thời Edo: loại guốc tiền thân của Geta là Ashida - với đế hình bầu dục và làm bằng gỗ tuyết tùng được giới võ sĩ và phụ nữ sử dụng rộng rãi.


- Thời Edo: nhờ những công cụ sản xuất tân tiến, Geta ra đời với các kiểu dáng và cách trang trí độc đáo. Lúc này, tính “khác biệt” của Geta được chú trọng để giúp người mang trở nên nổi bật hơn.


- Thời Meiji: Geta “bùng nổ” với vô số kiểu dáng mới dành cho cả nam, nữ và trẻ em. Đến nay, chỉ tính riêng phần đế đã có đến 4 hình thức gia công tiêu biểu là kiểu chạm khắc Kamakura, kiểu sơn mài Tsugaru (miền Tây tỉnh Aomori), kiểu đắp vỏ anh đào (vùng Kakunodate tỉnh Akita) và kiểu lát vỏ tre.




Người ta nói rằng thời trước, chỉ cần nhìn vào đôi guốc Geta là ta có thể biết được xuất thân và địa vị của chủ nhân chúng. Những đôi guốc được làm bằng chất liệu gỗ quý, vừa đảm bảo được độ bền cao, lại vừa nhẹ mà không bị quá nặng nề. Tiếp đó, những họa tiết hoặc hoa văn được chạm khắc trên Geta cũng chính là cơ sở căn cứ để đánh giá địa vị của một người, đó là thể là hình con rồng, hình cá chép, cây trúc,...


2. Các loại guốc Geta

- Koma-geta (駒下駄) hay còn được gọi là Geta cổ điển, là loại Geta phổ biến nhất hiện nay. Chúng thường được làm từ gỗ của cây chi hồng nên trọng lượng khá nhẹ, tạo sự nhẹ nhàng và linh hoạt cho người đi. Điểm nhấn của koma-geta chính là hai chiếc răng nằm ở phần đế. Nếu như là geta dành cho nam giới thì phần răng này sẽ có hình chữ nhật, còn nếu dành cho nữ thì phần rằn sẽ được làm cong hơn theo hình bầu dục để làm tăng sự mềm mại và nữ tính.




- Senryou-geta (千両下駄) còn được gọi là nomeri-geta (のめり下駄): là loại guốc dễ đi hơn rất nhiều so với những người mới bắt đầu tập đi guốc Geta. Thay vì cảm giác đứng chênh vênh trên hai chiếc răng dưới phần đế guốc thì Senryou-geta lại được thiết kế với phần răng to hơn, theo dọc phần diện tích của chiếc đế, vì vậy, du khách sẽ có cảm giác an toàn và chắc chắn hơn trong lúc di chuyển. Hơn nữa, không có hình dáng phẳng như những đôi Geta khác, Senryou-geta được thiết kế nghiêng về phía trước nhiều hơn, giúp người sử dụng có thể di chuyển hoặc đi bộ một cách dễ dàng hơn.


- Ukon-geta (右近下駄) Một kiểu dáng của đôi guốc Geta hiện đại, thoạt nhìn, trông chúng khá giống những đôi guốc xăng đan quai mảnh thông thường. Vì kiểu dáng hiện đại nên ukon-geta được thiết kế thấp hơn so với các loại geta khác. Cũng không còn phần răng cưa truyền thống nữa, thay vào đó là một phần đế cao được gắn thêm. Đôi guốc cũng được thiết kế nghiêng về phía trước, lõm ở phần mu bàn chân để giúp người đi không bị đau chân và thuận tiện cho việc di chuyển nhất. Bên cạnh đó, phần đế còn được lót thêm lớp lót cao su giúp khả năng chống trượt và ma sát cao hơn.


- Ashi-da (足駄) hay còn gọi là Geta cao. Đây chắc chắn là đôi guốc để lại cho mọi người nhiều sự ấn tượng và kinh ngạc nhất bởi hình dáng của nó. Hai phần răng ở đế phải cao tới vài chục phân, giúp cho hình dáng của đôi guốc Geta này cao hơn rất nhiều so với các loại khác. Phần răng đế được chia làm hai phần, một là phần răng bản to ở đầu guốc, phía sau là phần răng trụ hình chữ nhật giúp cố định chắc chắn từng bước đi và giữ thăng bằng.




- Pokkuri-geta (ぽっくり下駄) Đây cũng là một kiểu dáng hiện đại của đôi guốc Geta. Một điểm khác biệt là phần răng và đế không được tách rời, thay vào đó là phần đế cao gắn liền. Điểm đặc biệt là Pokkuri-geta đều được sơn mài màu trắng, đen hoặc đỏ để tạo sự sang trọng và tinh tế cho đôi guốc. Một chi tiết cách điệu nữa là phần quai xỏ ngón được làm bằng vải bông mềm hơn, to hơn và cũng nhiều màu sắc sặc sỡ hơn.




3. Cách làm guốc Geta

Nguyên liệu đầu tiên để làm nên phần thân guốc Geta chính là gỗ, vì vậy, người nghệ nhân phải tạo hình các khối gỗ. Mọi người hay nghĩ là phần thân sẽ được chế tạo trước, sau đó là gắn thêm các bánh răng dưới phần đế. Nhưng sự thật không phải là vậy, các nghệ nhân phải trực tiếp chạm khắc Geta tư một mảnh gỗ và không được tách rời hai bộ phận. Lý do là nếu gắn bánh răng riêng thì rất có khả năng trong quá trình sử dụng, bánh răng sẽ bị gãy hoặc bong. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì một số loại Geta khá cao, nếu bánh răng bị hỏng thì sẽ làm người đi mất thăng bằng hoặc ngã trong quá trình di chuyển. Đối với một số loại Geta, sau khi chạm khắc phần thân, chúng sẽ được chúng sơn mài để tăng độ bền và tính thẩm mỹ.




Tiếp theo, sau khi làm xong phần thân thì người nghệ nhăn sẽ gắn quai guốc, được gọi là hanao. Hanao được làm bằng cách quấn dây hoặc sợi bện với một loại vải khác theo hình chữ V. Ngày nay, hanao ngày càng có nhiều màu sắc và những hóa tiết độc đáo, với mục đích kết hợp đẹp nhất và phù hợp nhất với bộ trang phục kimono hay yukata.


4. Trang phục phù hợp với Geta

Câu trả lời chắc hẳn ai cũng có thể đoán ra được rằng Geta và kimono hoặc yukata là bộ đôi hoàn hảo và chuẩn mực nhất. Nhưng thông thường, Geta thường được kết hợp với yukata nhiều hơn vì đây là trang phục mỏng và chủ yếu dành cho mùa hè. Vì vậy, người Nhật thường sử dụng yukata mùa hè và guốc Geta không đi tất để tôn lên vẻ đẹp, sự tinh tế nhưng cũng rất nhẹ nhàng và linh hoạt.



Với sự phát triển hiện đại và theo xu hướng như ngày nay, chúng ta sẽ có rất nhiều sự lựa chọn yukata và Geta sao cho phù hợp nhất từ màu sắc tới hình dáng và chất liệu. Không chỉ kết hợp với các bộ quốc phục mà ngày nay, Geta có rất nhiều các kiểu dáng và thiết kế mang phong cách hiện đại, được cải tiến rất nhiều. Do đó, việc kết hợp chúng với quần áo hiện đại lại là một điều phá cách mà còn còn rất hợp thời trang nữa.


5. Đi bộ bằng Geta không hề đau chân

Bạn đang cho rằng với chiều cao của đôi guốc Geta, chắc chắn trong quá trình di chuyển sẽ rất đau chân, thậm chí còn khó đi hơn cả giày cao gót. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi vì bạn chưa biết cách đi cho đúng kỹ thuật mà thôi. Đặc trưng của đôi guốc mộc này chính là những tiếng lách cách khi du chuyển trong mỗi bước chân. Do đó, bạn phải nâng dép lên bằng cách sử dụng các ngón chân và đầu bàn chân. Ngoài ra, không giống như việc sử dụng khi đi giày cao gót, mà khi di chuyển bằng geta, du khách phải  bước từ mũi chân đến gót chân.


Nếu đây là lần đầu bạn tập đi Geta mà vẫn chưa đúng kỹ thuật thì cũng đừng lo lắng. Hãy kéo căng dây đeo hanao và rắt một chút bột phấn rôm lên các ngón chân để ngăn việc làm phồng rộp hoặc đau rát khi di chuyển.


6. Mua guốc Geta ở đâu Nhật Bản?

Thật không khó để bắt gặp các cửa hàng chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê hoặc bày bán kimono, yukata và genta. Thậm chí, có nhiều cửa hàng còn chuyên cung cấp đa dạng các đôi guốc mộc Geta theo yêu cầu của khách hàng. Sau đây là một vài cửa hàng uy tín và có tên tuổi để du khách có thể tham khảo:


- Tsujiya Honten: Một cửa hàng chuyên bán lẻ các loại giày dép, đặc biệt là Genta và được thành lập từ năm 1912. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, tác động của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, cuối cùng, Tsujiya Honten đã vượt qua tất cả để phát triển và các rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc. Du khách có thể tìm thấy rất nhiều các kiểu dáng yêu thích của đôi guốc mộc từ phong cách cổ điển, trung đại và hiện đại của cả nam và nữ.

Trang web: https://tsujiya.jp/?lang=en

- Kimono yukata market sakura: Trang bán hàng online chuyên cung cấp và cho thuê các loại trang phục dành cho du khách như kimono, yukata, các phụ kiện đi kèm và đương nhiên là không thể thiếu Geta. Du khách có thể dễ dàng xem hình ảnh, kích cỡ và giá cả ngay trên mạng để chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất.

Trang web: https://www.kimono-yukata-market.com/


Bài viết liên quan